Một số nhà phân tích dự đoán rằng có khả năng cao, nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un muốn dự một hội nghị thượng đỉnh khác cùng ông Donald Trump liên quan đến chương tŕnh hạt nhân của B́nh Nhưỡng.
Ông Donald Trump (phải) và nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) trong hội nghị thượng đỉnh tại Singapore. Ảnh: YONHAP
Đầu giờ chiều 6/11 theo giờ Việt Nam, ứng cử viên của đảng Cộng ḥa Donald Trump tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng 2024. Hiện công tác kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vẫn đang diễn ra. Nếu được xác nhận, ông Trump (78 tuổi) sẽ trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên giành chiến thắng trong các nhiệm kỳ không liên tiếp trong hơn một thế kỷ.
Trong nhiệm kỳ tổng thống trước, ông Trump đă tham gia hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore năm 2018. Hội nghị thượng đỉnh thứ hai được tổ chức một năm sau đó tại Hà Nội. Nhưng cựu Tổng thống Trump và nhà lănh đạo Triều Tiên đă không thống nhất được một thỏa thuận để kiềm chế chương tŕnh hạt nhân của B́nh Nhưỡng.
Hăng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) đánh giá quan hệ Mỹ - Triều Tiên kể từ sau khi ông Trump rời nhiệm sở đă rơi vào cảnh tŕ trệ do chính quyền Tổng thống Joe Biden quay trở lại chính sách "kiên nhẫn chiến lược" của chính quyền tiền nhiệm Barack Obama, ưu tiên củng cố liên minh và tăng cường áp lực quốc tế thay v́ đối thoại để giải quyết các mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.
Các chuyên gia nhận định rằng, khi trở lại vị trí tổng thống, ông Trump có thể theo đuổi một hội nghị thượng đỉnh khác với nhà lănh đạo Triều Tiên. Tuy nhiên, nếu hội nghị mới được hiện thực hóa, khả năng đạt được thỏa thuận lần này thấp hơn so với nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump bởi nhà lănh đạo Kim Jong-un rơ ràng theo đuổi vị thế quốc gia hạt nhân. Sau vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-19 vào tháng trước, Triều Tiên khẳng định rằng chính sách tăng cường lực lượng hạt nhân của nước này sẽ không bao giờ thay đổi.
Năm 2023, B́nh Nhưỡng đă sửa đổi hiến pháp để củng cố chính sách tăng cường lực lượng hạt nhân, và khẳng định rằng địa vị quốc gia hạt nhân của Triều Tiên là "không thể đảo ngược".
Lần đầu tiên trong ṿng 9 năm, việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên đă bị loại bỏ khỏi mục tiêu được nêu trong tuyên bố chung sau cuộc họp Ủy ban Tham vấn An ninh giữa bộ trưởng quốc pḥng của Hàn Quốc và Mỹ vào tháng trước. Diễn biến này có thể là dấu hiệu cho thấy việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên không c̣n là một mục tiêu có thể đạt được một cách thực tế.
Theo các nhà phân tích, nếu ông Kim Jong-un gặp gỡ và thảo luận với ông Trump, nhà lănh đạo Triều Tiên sẽ cố gắng hướng đến nhượng bộ cho "giải trừ vũ khí hạt nhân", thay v́ "phi hạt nhân hóa", vốn đă được đề cập trong các hội nghị thượng đỉnh trước đó của họ.
Ông Nam sung-wook tại Đại học Hàn Quốc đánh giá, ngược lại, ông Trump có thể phải chấp nhận một "thỏa thuận nhỏ" nhằm ngăn chặn đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên có khả năng vươn tới Mỹ, thay v́ theo đuổi phi hạt nhân hóa.
Một trở ngại khác đối với khả năng đạt đột phá trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều trong tương lai là do Washington c̣n phải để tâm đến vấn đề quốc tế cấp bách hơn, như xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas và sự cạnh tranh ngày càng gia tăng với Trung Quốc, điều này có thể đẩy vấn đề hạt nhân Triều Tiên xuống hàng thứ yếu.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, trong mọi trường hợp, Triều Tiên có thể không dễ dàng từ bỏ chủ nghĩa phiêu lưu quân sự, bao gồm cả việc phóng ICBM. Thay vào đó, B́nh Nhưỡng có thể sẽ leo thang các hành động khiêu khích trong giai đoạn đầu của nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, nhằm tăng cường khả năng "mặc cả" nếu diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều mới.
VietBF@ sưu tập