Tin ông Đinh La Thăng - đương kim Bí thư Thành ủy TP HCM bị 'trảm' đang gây xôn xao dư luận. Ai là người chỉ đạo việc này? Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Tổng bí thư yêu cầu việc kiểm tra, giám sát phải có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí - Ảnh: AP.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống Tham nhũng vừa ký quyết định thành lập 8 đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng mà dư luận Xã hội quan tâm đối với 20 ban thường vụ tỉnh ủy.
Theo đó, 8 đoàn công tác của Ban Chỉ đạo sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại 20 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đắc Nông, Kon Tum, Vĩnh Long, Ninh Thuận, Trà Vinh, Sóc Trăng.
Theo kế hoạch, việc kiểm tra, giám sát nhằm nắm tình hình, đánh giá vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng và kết quả công tác phát hiện và xử lý tham nhũng; góp phần “nhận diện” và xử lý các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Trọng tâm là kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế, nhất là những vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Qua đó, chỉ ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và xử lý tham nhũng thời gian tới.
Tổng bí thư cũng yêu cầu việc kiểm tra, giám sát phải có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí; giao Ban Nội chính Trung ương chủ trì tổng hợp kết quả kiểm tra, giám sát, báo cáo Ban Chỉ đạo trước ngày 30/10/2017.
VietBF © sưu tập