Khoảng 33.000 công nhân Boeing ngày 12.9 đă bỏ phiếu để đ́nh công đ̣i tăng lương, dừng sản xuất loại máy bay bán chạy nhất của hăng này trong bối cảnh Boeing chật vật giải quyết t́nh trạng chậm trễ sản xuất và áp lực tài chính.
Theo The Guardian, công nhân Boeing tại khu vực Seattle (bang Washington, Mỹ) và Portland (bang Oregon, Mỹ) công bố kết quả bỏ phiếu, trong đó 94,6% phản đối thỏa thuận sơ bộ và 96% ủng hộ đ́nh công. Chủ tịch công đoàn IAM Jon Holden cho biết: "Đây là vấn đề tôn trọng, vấn đề giải quyết quá khứ và vấn đề đấu tranh cho tương lai của chúng ta".
Các công nhân nhà máy Boeing xếp hàng chờ bỏ phiếu tại Washington (Mỹ) vào ngày 12.9.2024
Trước đó, Boeing và Hiệp hội Thợ máy quốc tế (IAM) - đại diện cho hơn 30.000 nhân viên của Boeing ngày 8.9 đạt thỏa thuận sơ bộ về việc tăng lương 25%và cam kết sản xuất máy bay phản lực thương mại tiếp theo của Boeing tại khu vực Seattle trong suốt thời hạn 4 năm của hợp đồng để ngăn chặn các cuộc đ́nh công.
Cuộc đ́nh công đầu tiên của công nhân kể từ năm 2008 sẽ bắt đầu vào nửa đêm 13.9. Ông Holden không nêu cụ thể cuộc đ́nh công kéo dài bao lâu, song cho biết công đoàn sẽ quay lại bàn đàm phán nhanh nhất có thể, song
Phản ứng với thông tin trên, Boeing tuyên bố: "Chúng tôi vẫn cam kết khôi phục mối quan hệ với nhân viên và công đoàn, và chúng tôi sẵn sàng quay lại bàn đàm phán để đạt được một thỏa thuận mới". Trước cuộc bỏ phiếu của công đoàn, Boeing cũng kêu gọi công nhân chấp nhận thỏa thuận sơ bộ và tránh đ́nh công.
Cuộc đ́nh công nêu trên sẽ gây áp lực buộc nhà sản xuất máy bay phải đưa ra các điều khoản ưu đăi hơn và là đ̣n giáng mới vào Boeing khi hăng này đang cố gắng nâng cao chất lượng sau những bê bối trong quy tŕnh sản xuất.
Giám đốc điều hành (CEO) mới của Boeing Kelly Ortberg chia sẻ trước cuộc bỏ phiếu của công đoàn rằng một cuộc đ́nh công sẽ khiến quá tŕnh phục hồi chung của hăng bị đe dọa, làm xói ṃn thêm ḷng tin của khách hàng và suy giảm triển vọng của tập đoàn trong tương lai.
Theo Reuters, một cuộc đ́nh công kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến t́nh h́nh tài chính của Boeing, mà c̣n ảnh hưởng đến các hăng hàng không phụ thuộc vào ḍng máy bay phản lực của Boeing cũng như các nhà cung cấp sản xuất phụ tùng và linh kiện cho các máy bay của tập đoàn.
Cuộc đ́nh công gần đây nhất của công nhân Boeing vào năm 2008 đă khiến nhà máy phải đóng cửa trong 52 ngày và gây thiệt hại doanh thu ước tính 100 triệu USD/ngày.
VietBF@sưu tập