Công lao tiền nhơn.
Người Miên( Khmer),người Nam Kỳ, người Hoa Minh Hương và vùng đất phía Nam nước ta.
.................... .... .................... ..............
Những thập niên đầu của thế kỉ 17 vùng cực Nam nước ta mới đến Phú Yên, tạm gác ở đây,xíu quay lại.
Trước thế kỷ thứ 7 vùng đất từ Bà Rịa đổ vào Nam và phần lớn Campuchia ngày nay thuộc Vương quốc Phù Nam( người Pháp gọi Founan).
Đến đầu thế kỉ thứ 7 th́ nước Chân Lạp nổi lên đánh đuổi người Phù Nam,xóa sổ khỏi bàn đồ và mở rộng nước Chân Lạp,người Chân Lạp là tổ tiên người Miên/ Campuchia ngày nay. Từ đó Chân Lạp chia ra làm hai khu vực rơ rệt, gồm:
Lục Chân Lạp(lục: đất) là khu vực cao ráo trù phú,có biển Hồ rộng lớn bạt ngàn tôm cá,dân cư tập trung về đó sanh sống.
Thủy Chân Lạp,vùng đất thấp phía dưới,nhiều nơi ngập quanh năm,rừng rậm,chướng khí,sấu rắn hùm beo,ít người sanh sống,được phù sa bồi đắp bởi con sông lớn đổ về từ thượng nguồn. Rất không thích hợp đời sống cư dân.
Giai đoạn này Đại Việt thường giao tranh cùng Chiêm Thành( Chăm pa) nhưng lại hữu hảo với Chân Lạp. Nhắc lại khi này biên giới phía Nam Đại Việt mới đến Phú Yên.
Năm 1620 chúa Săi Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái là công nữ Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp, Chey Chetta II,
Năm 1623 (tức ba năm sau) vua Chey Chetta II đồng ư cho Đại Việt mở đồn thu thuế tại Sài G̣n ngày nay và lập khu dinh điền tại Mỗi Suy( hay Mô Xoài,tức là vùng Bà Rịa,Biên Ḥa), xem như đất Đại Việt đă nở ra thêm được một diện tích khá lớn,công lao các chúa Nguyễn rơ rồi.
Thời điểm này cũng là thời kỳ dân vùng phía Bắc đi vào Nam rất đông, đó là dân các vùng Bắc Trung bộ ngày nay, rồi Quăng Nam, Quăng Nghĩa. Họ là lưu dân vào khai khẩn vùng đất Thủy Chân Lạp,gần như bỏ hoang hoàn toàn lúc bấy giờ, đến đây cũng giải thích được gần như vấn đề gốc gác dân Nam Kỳ ngày nay hen.
Giờ nói về bên Tàu,năm 1679 người Măn Thanh lật đổ nhà Minh,nhiều thần dân không chịu phục tùng và bỏ nước ra đi.Hai tướng nhà Minh cùng với khoảng 3000 dân xin chúa Nguyễn cho lánh nạn. Chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần nhân đó cho họ vào Nam khai khẩn. Nhóm ông Dương Ngạn Địch chủ yếu ở vùng Mỹ Tho c̣n nhóm ông Trần Thượng Xuyên th́ tập trung tại vùng Trấn Biên( Biên Ḥa), đây ta lại biết thêm người Hoa Minh Hương.
Gần hai mươi năm sau( 1698) chúa Nguyễn Phúc Chu cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào vùng Trấn Biên- Mỹ Tho lập dinh định phủ,thiết lập bộ máy cai trị vùng này. Và đây cũng xem như bùa hộ mệnh cho Chân Lạp, bởi mỗi lần bị Tiêm La( Xiêm, tức là Thái Lan bây giờ) tấn công th́ vua Chân Lạp lại sang cầu cứu chúa Nguyễn, và chúa Nguyễn cử binh tướng sang Lục Chân Lạp, Xiêm sợ uy danh quân chúa Nguyễn nên rút về nước.Sau mỗi lần cứu nguy,các chúa Nguyễn lại được Chân Lạp cắt các phần đất phía Nam Thủy Chân Lạp dâng cho, tức là từ vùng Mĩ Tho đổ về phần cực Nam ngày nay.
Giờ nhắc lại người Miên. Thế kỉ 17-18 giữa chúng ta và Chân Lạp không có giao tranh, vùng đất Thủy Chân Lạp( Nam bộ bây giờ) các vua của Chân Lạp cắt dâng cho Đại Việt xem như đền đáp công các chúa Nguyễn đă bảo vệ họ hữu hiệu khỏi sự xâm chiếm của Xiêm. Người Miên miệt Sóc Trăng, Trà Vinh, Châu Đốc..... chính là con cháu người Chân Lạp đă ở lại khi Thủy Chân Lạp được giao cho Đại Việt hoặc là dân Lục Chân Lạp di cư sang.
Công lao các chúa Nguyễn rơ là to.