Rạng sáng lúc 5 giờ ngày 17 tháng 2 năm 1979, khi tiếng chuông điện thoại bàn trong khu tập thể - nơi tướng Hoàng Đan sống cùng gia đ́nh - đồng loạt vang lên, đánh thức tất cả mọi người từ già đến trẻ. Đó là tiếng chuông ám ảnh nhất, kinh hoàng nhất trong trí nhớ của tác giả Hoàng Nam Tiến, lúc bấy giờ chỉ là một cậu bé 10 tuổi. Bởi tiếng chuông là khởi đầu của chiến tranh Biên giới phía Bắc.
Vào ngày 22 tháng 2 năm 1979, tướng Hoàng Đan rẽ vào khu tập thể thăm vợ con và thông báo rằng ông sẽ lên chiến trường Lạng Sơn - nơi cuộc chiến ở biên giới Việt - Trung đang diễn ra khốc liệt nhất. Cùng lúc đó, tướng Hoàng Đan được cử lên làm Tư lệnh Mặt trận với nhiệm vụ bảo vệ biên giới Lạng Sơn.
Vào buổi sáng ngay khi vừa đặt chân đến Lạng Sơn, ông ngồi trong chiếc xe bọc thép chỉ huy K63 đi thẳng lên khu vực tiền duyên để khảo sát phương án phản công. Thế rồi, chiếc xe bị trúng đạn chống tăng nổ tung…
Chỉ một vài tiếng sau, tin xấu nhanh chóng lan khắp Bộ Quốc pḥng, lan sang cả khu tập thể 38 Trần Phú. Ai cũng tin chắc rằng tướng Hoàng Đan và đồng đội đă hy sinh.
Cả khu tập thể vô cùng căng thẳng, không ai dám nói cười, thậm chí chẳng nh́n thẳng vào mặt của người nhà tướng Hoàng Đan. Là con nhà lính, cậu bé Hoàng Nam Tiến cũng linh cảm được rằng đă có điều ǵ bất trắc xảy ra với bố ḿnh.
Buổi tối lúc 8 giờ, khi chuông điện thoại trong nhà reo lên, không một ai muốn bắt máy, không một ai muốn là người nhận hung tin, cuối cùng chỉ có mỗi cậu bé 10 tuổi ngây ngô lănh trách nhiệm đó. Để rồi cậu vỡ ̣a trong sung sướng, hét lên “Ba… ba… ba”.
Trong thời khắc chiếc xe nổ tung, đồng đội đều hy sinh, chỉ có tướng Hoàng Đan may mắn sống sót. Ông về tiếp tục chiến đấu, măi đến tối mới chợt nhớ ra rồi gọi về cho gia đ́nh. Giọng ông gịn giă nói với vợ điều ông vẫn hay nói: “Bọn Tàu sao giết nổi tôi.”
VietBFsưu tập