Đến năm 2022, trong số các hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng châu Phi trị giá trên 50 triệu USD, các doanh nghiệp Trung Quốc nắm giữ 31%, trong khi doanh nghiệp phương Tây chỉ nắm giữ 12%.
Theo trang tin “Người quan sát” của Trung Quốc, vào ngày 13/8, tờ South China Morning Post (SCMP) đă đăng một bài báo chỉ ra rằng, từ khi Trung Quốc đề xuất sáng kiến “Vành đai, Con đường" và khuyến khích các doanh nghiệp của nước này ra nước ngoài t́m kiếm thị trường và nguyên liệu thô, các doanh nghiệp Trung Quốc đă "lật ngược thế cờ" và ngày càng trở thành "lực lượng chính" trên thị trường xây dựng cơ sở hạ tầng của châu Phi.
Doanh nghiệp Trung Quốc nắm giữ 31% thị phần
SCMP trích dẫn một báo cáo gần đây của Hafiz Foundation cho biết, vào năm 2013 - thời điểm ông Tập Cận B́nh mới trở thành Chủ tịch Trung Quốc và sáng kiến "Vành đai, Con đường" được công bố lần đầu, các doanh nghiệp phương Tây đang tham gia vào 37% các dự án cơ sở hạ tầng tại châu Phi, trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc chỉ tham gia 12%.
Đến năm 2022, t́nh h́nh đă đảo ngược khi trong số các hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng châu Phi trị giá trên 50 triệu USD, các doanh nghiệp Trung Quốc nắm giữ 31% c̣n các doanh nghiệp phương Tây chỉ nắm giữ 12%.
Keith Rockwell - tác giả của bản báo cáo và là cựu quan chức Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) - cho biết, trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai, Con đường”, Trung Quốc đă tham gia xây dựng hàng loạt dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn ở châu Phi như Đường sắt Mombasa - Nairobi, Đường sắt Addis Ababa - Djibouti, Cảng đa chức năng Djibouti Dohale...
Rockwell chỉ ra rằng, Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi, với tổng kim ngạch thương mại là 250 tỷ USD vào năm 2021 , trong khi kim ngạch thương mại giữa Mỹ và châu Phi chỉ là 62 tỷ USD.
Bản báo cáo cho biết, trong hai năm qua, Trung Quốc đă đầu tư tổng cộng 155 tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng ở khu vực châu Phi cận Sahara (các quốc gia châu Phi nằm hoàn toàn hay một phần ở phía nam Sahara).
“Với quan hệ thương mại chặt chẽ như vậy, không có ǵ ngạc nhiên khi Trung Quốc giành được hầu hết các hợp đồng cho các dự án cơ sở hạ tầng [ở châu Phi].” Rockwell nhấn mạnh rằng, mối quan hệ giữa Trung Quốc và châu Phi là "rộng và sâu" và có khả năng duy tŕ bền vững trong nhiều năm tới.
Ali Sachu - một nhà phân tích địa kinh tế ở khu vực châu Phi cận Sahara - cho biết, Trung Quốc đă rất đổi mới trong lĩnh vực tài chính và "nhanh hơn đáng kể" trong việc chuyển trọng tâm chiến lược sang lục địa này.
Phương Tây cố gắng bắt kịp Trung Quốc ở châu Phi
Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược toàn cầu ngày nay, châu Phi - với tiềm năng phát triển cùng vị trí chiến lược quan trọng - đang ngày càng cho thấy vai tṛ đáng kể trong cán cân quyền lực trên thế giới.
Vào tháng 6 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden đă chính thức công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), với mục tiêu huy động 600 tỷ USD trong ṿng 5 năm để tài trợ cho các dự án hạ tầng mà các nước đang phát triển cần.
EU cũng đề xuất sáng kiến "Cổng toàn cầu" với tổng số tiền lên tới hàng trăm tỷ euro vào tháng 12/2021 để hỗ trợ các nước đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng.
Theo SCMP, mặc dù châu Âu và Mỹ đă tránh đề cập trực tiếp đến Trung Quốc khi đưa ra các kế hoạch của họ, nhưng các nhà phân tích nh́n chung vẫn nhận định rằng các biện pháp liên quan của phương Tây là nhằm chống lại chiến lược "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc.
Như nhà phân tích Sachu đă nói, Trung Quốc có "vị trí hàng đầu không thể tranh căi" ở châu Phi và sau hơn hai thập kỷ tiếp xúc, họ đă có rất nhiều "tài sản" ở đó.
Theo trang “Người quan sát”, sáng kiến "Vành đai, Con đường" do Trung Quốc đề xuất đă trải qua 10 năm, và châu Phi luôn tích cực hưởng ứng sáng kiến này.
Trong số 53 quốc gia châu Phi thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, 52 quốc gia và Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) đă kư kết văn kiện hợp tác với Trung Quốc về việc cùng nhau xây dựng “Vành đai, Con đường”. Và cơ sở hạ tầng là lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc - châu Phi, cũng như trong việc cùng nhau củng cố sáng kiến trên.
Theo trang Chinanews, trong 10 năm qua, hợp tác giữa các doanh nghiệp trung ương Trung Quốc và các nước châu Phi trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực khác đă đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.
Tính đến nay, các doanh nghiệp trung ương Trung Quốc đă thực hiện hơn 1.600 dự án cơ sở hạ tầng khác nhau ở châu Phi , đóng góp tích cực vào việc cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng và đẩy nhanh kết nối giao thông ở châu Phi.
Theo trang “Người quan sát”, các dự án hạ tầng như mỏ uranium Hushan ở Namibia – mỏ uranium lộ thiên lớn nhất thế giới, nhà máy ô tô BAIC Nam Phi với khoản đầu tư một lần lớn nhất ở châu Phi, đường cao tốc bốn làn từ Gaborone đến Botler hiện đại nhất ở Botswana... đều có bóng dáng của người Trung Quốc.
VietBF@ Sưu tập