Nhật kư chiến tranh Nga-Ukraina ngày thứ 7 (2/3/2022)
Vào ngày 24/2/2022 Putin đă lệnh tổng tấn công Ukraina. Các thành phố lớn như Kiev, Kharkov, Odessa đều bị bắn tên lửa, tên lửa hành tŕnh. Các lực lượng không quân Nga đánh bom, trực thăng bắn các cơ sở pḥng không của Ukraina.
Vào ngày 25/2/2022 quân Nga đă tiến sâu vào Ukraina, chiếm nhà máy điện nguyên tử Chernobyl. Ngoài đó bao vây và pháo kích nhiều phố lớn. Tuy nhiên sau ngày đầu bị sốc, quân Ukraina đă nhanh chóng tỉnh giấc. Nhiều máy bay, trực thăng, xe tăng, thiết giáp của Nga bị hạ. Quân Nga không thành công chiếm được bất kỳ thành phố chiến lược nào. Đảo Rắn, sân bay Hostomel đều bị quân Ukraina tái chiếm.
Vào ngày 26/2/2022 quân Nga bao vây Kiev nhưng không tiến vào được thành phố v́ pḥng thủ rất chặt. Gián điệp Nga dột nhập Kiev không thành công ám sát tổng thống Ukraina. Nhiều binh sĩ Nga bị bắt cho thấy độ tuổi c̣n rất trẻ 18-20. Các thành phố khác cũng bị pháo kích. Một toà nhà chung cư tại trung tâm Kiev bị trúng tên lửa. Nga đă bị loại khỏi SWIFT thanh toán quốc tế. Roman Abramovics đă trao Chelsea cho quỹ từ thiện.
Vào ngày 27/2/2022 Quân Nga dường như không thành công tiến thêm bước nào. Ngoại ô Kharkov quân Nga bị phục kích tổn thất rất lớn, một vài nhóm quân lọt vào thành phố, giao tranh rất quyết liệt. Nhiều nơi trên thế giới biểu t́nh chống Nga. Putin cũng nói "bóng gió" về việc sử dụng vũ khí nguyên tử và rằng Mỹ đă từng ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản để kết thúc chiến tranh th́ Nga cũng có quyền làm như vậy.
Vào ngày 28/2/2022 các bên Nga và Ukraina có cuộc đàm phán tại biên giới Belarus, tuy nhiên chưa có kết quả. Đồng tiền rúp mất giá 40%, 315 tỷ USD của ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng.
Vào ngày 1/3/2022 phát hiện thực phẩm của quân Nga hết hạn tới cả 7 năm. Quảng trường tự do Kharkov và tháp truyền h́nh ở Kiev bị tấn công tên lửa. Thị trường cổ phiếu Nga giảm 80-90% so với lúc trước chiến tranh.
Một bài đăng đă xuất hiện trên trang web của Nike ở Nga, trong đó công ty cho biết họ hiện không thể đảm bảo rằng các sản phẩm đặt hàng sẽ được giao cho khách hàng Nga.
Do đó, việc mua hàng trên Nike.com và Ứng dụng Nike tạm thời không khả dụng trong khu vực, vui ḷng liên hệ với cửa hàng Nike gần nhất của bạn.
Apple đă xác nhận trong một tuyên bố chính thức rằng họ sẽ tạm ngừng bán các sản phẩm và dịch vụ của ḿnh ở Nga để đối phó với cuộc xâm lược của Nga. Russia Today và Sputnik sẽ không có sẵn trong App Store bên ngoài Nga.
Họ hạn chế hoạt động của Apple Pay ở Nga và hạ các biển báo giao thông trên Apple Maps.
Apple confirms it has paused all product sales in Russia.
Quân đội Nga sẽ tiếp tục tấn công Kharkov vào đêm thứ Ba. Thành phố lớn thứ hai của Ukraine đă là mục tiêu của các cuộc tấn công tên lửa liên tục kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Các đoạn video sau đây cho thấy quân đội Nga vẫn không ngừng chiến tranh bất chấp cuộc đàm phán ngày mai, họ vẫn nă đạn mạnh vào các khu dân cư của thành phố.
Theo các nguồn tin của Mỹ, đoàn xe của Nga đă dừng lại gần Kyiv, có nghĩa là quân đội hầu như không thể tiến về phía trước kể từ hôm qua. Điều này có thể là do các vấn đề hậu cần ngày càng nghiêm trọng và sự kháng cự của người Ukraine cao hơn dự kiến. Người ta cũng chỉ ra rằng một số đơn vị của Nga đang hết lương thực và tiếp tế, không hoặc chỉ đến rất chậm. Họ cũng đề cập rằng ngoài việc nguồn cung bị gián đoạn, không thể loại trừ việc quân đội Nga đă trực tiếp làm chậm tiến độ để suy nghĩ lại và thiết kế lại chiến lược của họ.
Thông tin t́nh báo, báo chí liên tục đưa từ hai ngày nay về một đoàn xe bọc thép ngoằn ngoèo, dài khoảng 65 km (40 dặm), tràn ngập xe tăng và quân đội, từ từ tiến về phía thủ đô Kyiv. Sức nào chịu cho thấu? Mà tại sao phía Ukraine ngoài việc dùng máy bay không người lái (drone) bắn mấy chiếc lúc đầu sau không thấy bắn thêm nữa? Với trường hợp cả đoàn convoy như thế này, nghe đâu chỉ có dùng drone hoặc dùng máy bay phản lực (jet) quất thôi, không biết Ukraine có đủ phương tiện? V́ sợ leo thang chiến tranh mà NATO và Hoa Kỳ cương quyết không tham chiến, nhưng người Ukraine làm sao trụ nổi khi Putin quyết định tung cả đống tiền vào cuộc chiến như thế này? Hai hôm nay Putin đă ra lệnh sử dụng cả bom chân không, pháo kích cả vào khu dân sự, không e dè có thể bị kết án tội ác chiến tranh. Với một kẻ như vậy, không thể lùi, phải dập từ mọi hướng, từ tài chính, thông tin, quân sự, truyền thông...bởi v́ Putin có cái ǵ mà không dám làm. Trong cả cuộc đời chính trị, tay cựu điệp viên KGB này đă tửng bao nhiêu lần ra lệnh hạ độc, ám sát người khác, tiến hành tấn công nước khác, có sợ cái gỉ đâu.
SONG CHI
__________________
The Following 2 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Xét cho cùng, từ trước đến nay, vũ khí hạt nhân luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất mang ư nghĩa lịch sử và chính trị giữa Ukraina và Nga.
.
Trước năm 1991, Ukraina là một phần của Liên Xô (Soviet). Vào ngày 01/12/1991, hầu hết người dân đất nước này, trong một cuộc trưng cầu dân ư, đă biểu quyết đồng ư Ukraina ly khai ra khỏi Liên Xô để trở thành một quốc gia hoàn toàn độc lập. Sau khi ly khai, Ukraina nắm giữ khoảng 1,700 đầu đạn hạt nhân (tương đương 1/3 tổng vũ khí hạt nhân của Liên Xô trước khi bị tan ră). Tại thời điểm lúc đó, có thể nói rằng, đứng về phương diện số lượng vũ khí hạt nhân, Ukraina là cường quốc đứng thứ 3 trên thế giới. (Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng khi đó Ukraina chưa có đủ điều kiện kỹ thuật để vận hành các vũ khí này, do Nga đă kiểm soát các mă cần thiết để vận hành chúng)
.
Đến năm 1994, Ukraina quyết định kư Giác thư Budapest để từ bỏ toàn bộ số lượng vũ khí hạt nhân mà ḿnh đang nắm giữ. Có rất nhiều lư do và tác động chính trị đến từ cả Mỹ, Châu Âu, và Nga khiến Ukraina đồng ư kư Giác thư Budapest; cho đến nay những nhà phân tích học thuật chính trị trên toàn thế giới vẫn đàm đạo, phân tích, và tranh luận về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu nói ngắn gọn và dễ hiểu nhất, ta có thể nói rằng Ukraina đă đồng ư đánh đổi vũ khí hạt nhân để lấy được sự công nhận về toàn vẹn lănh thổ và độc lập chính trị, cũng như chính sự an toàn về an ninh trước các cường quốc mà trước đây đă là bạn, đă là thù của ḿnh.
.
Tại Giác thư Budapest, Mỹ, Anh, và Nga đă đưa ra một số cam kết trước Ukraina, trong số đó có thể kể ra những cam kết quan trọng sau:
.
1. Tôn trọng nền độc lập, chủ quyền, và biên giới hiện có của Ukraina.
2. Kiềm chế đe dọa hay sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lănh thổ và độc lập chính trị của Ukraina.
3. Không sử dụng vũ khí chống lại Ukraina ngoại trừ trường hợp tự vệ hoặc trường hợp khác phù hợp với Hiến chương của Liên Hợp Quốc.
.
Trên cơ sở đó, Ukraina đă thực hiện theo Giác thư Budapest, từ bỏ toàn bộ số lượng vũ khí hạt nhân của ḿnh và trao trả lại chúng cho Nga.
.
Kể từ đó, Ukraina và Nga măi măi trở thành một đôi bạn thân… Xin đừng tin vào câu nói đùa vô duyên đó của tôi!
.
Thực tế, mối quan hệ giữa Ukraina và Nga chưa bao giờ là quá tốt, đặc biệt kể từ năm 2003, khi Nga bất ngờ xây dựng một con đập ở eo biển Kerch hướng tới đảo Tuzla của Ukraina (Ukraina đă xem đây là hành động phân chia biên giới). Giữa Ukraina và Nga đă luôn có những trục trặc, bất đồng, và mâu thuẫn.
.
Đỉnh điểm là vào năm 2014 khi Nga điều quân, vũ khí và sáp nhập bán đảo Crimea trong vùng lănh thổ của Ukraina mà trước đây chính Nga đă công nhận. Vậy Nga đă quên Giác thư Budapest?
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Một trong những lập luận của Nga Vàng mấy hôm nay đó là "Nga cám ơn phương Tây cấm vận, v́ nhờ thế người Nga tẩy được USD khỏi cuộc sống; thu nhập bọn Tây tuy cao, nhưng giá dịch vụ cao, cho nên tính ra chúng nó cũng nghèo, ko bằng những nơi có giá dịch vụ thấp như Nga hay là VN".
Ko hiểu, các anh Nga Vàng này học kinh tế ở đâu ? Tất nhiên Nga vàng ko hiểu ǵ về kinh tế, nên bọn chúng mới là Nga vàng, chứ nếu biết tí kinh tế cơ bản th́ chúng nó sẽ ko bao giờ là Nga vàng.
Ở một nền kinh tế hiện đại khi cả thế giới phải nhập khẩu hàng hóa của nhau, th́ thu nhập đầu người tính bằng USD là giá trị cực ḱ quan trọng v́ USD hay Euro là phương tiện để trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với nhau.
Quốc gia nào có thu nhập đầu người tính theo USD càng cao, th́ quốc gia đó càng mua được nhiều hàng hóa, đời sống càng ngày càng sung túc và có chất lượng cao. Ví dụ 1 người Mỹ đi làm công việc dọn bàn 1h dc khoảng 13USD, th́ chỉ cần 2 tuần làm việc là có thể mua dc 1 cái iPhone đời mới. Ngược lại người Nga với thu nhập thấp hơn, th́ cả tháng làm việc mới dc 300USD, th́ phải mất cả 4,5 tháng trời làm việc mới mua dc 1 cái iPhone.
Ko chỉ là iPhone mà cuộc sống c̣n phải có tivi, tủ lạnh, máy giặt v....v tất cả mọi thứ hàng ḥa sản phẩm đều phải nhập khẩu.
Như thế, việc ăn uống ở VN hay ở Nga rẻ hơn ở Mỹ, ví dụ 1 bát phở Vn 1,2USD so với bát phở ở Mỹ 6USD; chỉ cho thấy rằng thu nhập của những người làm dịch vụ, phục vụ, lao động cơ bản, nông dân làm nông nghiệp ở Vn và Nga rất thấp, cho nên dịch vụ ăn uống nó mới rẻ.
Và như đă nói ở trên thu nhập thấp th́ họ cũng có ít USD để mua sắm của cải vật chất phục vụ cuộc sống tiện nghi, hiện đại.
Ngược lại ở Tây khi giá ăn uống đắt đỏ, nhưng đó thể hiện người lao động cơ bản ở Tây có thu nhập cao và mua được nhiều hàng hóa, có chất lượng sống cao hơn rất nhiều. Làm thằng Culi ở Tây c̣n sống thoải mái, khấm khá hơn là làm kĩ sư ở VN, Nga.
Chính bởi lí do đó mà chính phủ Vn hay cả TQ và mọi quốc gia trên thế giới này đều lấy tiêu chí thu nhập đầu người tính theo USD để đánh giá mức độ sung túc, đời sống phát triển của nhân dân. TQ nó mới ăn mừng v́ thu nhập đầu người của nó vượt ngưỡng 12kUSD kia ḱa (lên mức thu nhập cao)
Chả hiểu đâu ra cái lũ Nga vàng đi ngược lại cả chính sách này của chính phủ, đi ngược lại mọi sách vở kinh tế; khi chúng nó lí luận rằng, giá trị USD là vô nghĩa ? V́ người Nga có thể dùng Ruble để chi tiêu và mọi thứ đều rất rẻ ?
Đồng Ruble càng mất giá so với USD th́ cuộc sống của người Nga càng nghèo khổ và bần cùng; như việc ở VN ngày mai USD lên 30kVND xem dân Vn có kêu như vạc ko ?
Nga vàng chịu khó sang Nga bảo người dân Nga chịu khó dùng Ruble thay USD mà tiêu pha nhé, khổ thân đi xếp hàng rút tiền làm ǵ cho nó khổ.
Nga vàng thử hỏi người Vn sống ở Nga bây giờ có chết há mồm ra ko ? Muốn buôn bán làm ăn th́ phải nhập hàng từ Thổ, từ TQ về, mà bọn đó nó đ̣i nhập hàng phải bằng USD. Giờ Ruble mất giá 40% tức là anh em Vn ở Nga càng làm ăn sẽ càng lỗ, và càng thua thiệt, tài sản, của cải bay sạch v́ Ruble mất giá.
Nga vàng ở VN gơ phím ca ngợi nước Nga tẩy USD dễ thế thôi; chứ giờ nếu chúng nó ở bên Nga thấy đồng Ruble mất giá th́ cũng cay Putin lắm ấy chứ.
HOÀNG NGUYỄN
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Các dư luận viên “cao cấp” - vốn là các tướng lĩnh (nhưng không hiểu rơ bản chất của nước Nga thời Putin) nên c̣n đưa ra các luận điệu nhằm “đánh bùn sang ao”, làm dư luận rối trí. Ví dụ, Trung tướng dư luận viên Nguyễn Thanh Tuấn th́ viết rằng:
“Đă thế v́ sức ép của Mỹ Tổng thống Zelenxki (Zelensky) không chịu thực hiện thỏa thuận Noocmandi (Normandy treaty) t́m biện pháp hoà b́nh thống nhất đất nước mà đẩy mạnh xây dựng quân đội, phát triển quân sự với ư định gia nhập NATO dựa vào Mỹ để thu hồi các vùng đă mất và ly khai, đối đầu chống Nga, cùng Mỹ bao vây kiềm chế làm suy yếu nước Nga. Một chính quyền chấp nhận phụ thuộc Mỹ đă đẩy Ucraina (Ukraine) đến hoàn cảnh như hiện nay.
Với Nga hay bất cứ nước nào như Nga cũng không thể chấp nhận một nước láng giềng gần gũi cùng chung biên giới quay lưng cùng các nước khác chống ḿnh , đặc biệt Nga càng không thể bị nhiều lần phản bội nên họ cần có biện pháp ngăn chặn xoá bỏ nguy cơ đưa chiến tranh đến với nước ḿnh .
Từ nguy cơ trên Nga đă phát động chiến dịch Quân sự đặc biệt nhằm chống quân sự hóa và phát xít hoá ở Ucraina (Ukraine), với mục tiêu này ngày 24/2 Nga đă tiến công Ucraina như chúng ta đă biết.” (1)
Thiếu tướng Lê Văn Cương th́ khẳng định như đinh đóng cột: “Tổng thống Putin đă tuyên bố: Thứ nhất, Nga không xâm lược, không cướp đất của Ukraine; Thứ hai, Nga không đánh vào dân thường Ukraine v́ người Ukraine và người Nga cùng một chủng tộc, chung tổ tiên, ḍng máu. Tôi tin tuyên bố ấy là đúng mức và ông Putin sẽ làm như vậy.” (2)
Cũng cùng ư kiến đó, Trung tướng Nguyễn Đức Hải cũng khẳng định: “Nga nhấn mạnh rằng không xâm lược các nước láng giềng khác mà chỉ đáp trả mối đe dọa từ Ukraine. Nga muốn thực hiện phi quân sự tiềm lực quân sự của Ukraine, v́ thời gian gần đây Nga hiểu rằng tiềm lực quân sự từ bên ngoài trực tiếp hỗ trợ, hiện đại hóa cho Ukraine.” (3)
Với logic suy luận của tướng Tuấn, th́ việc Trung Quốc đe doạ khi Việt Nam xích lại gần trong quan hệ với Mỹ, và Việt Nam phải “ngoan ngoăn” chấp thuận, đó là điều đương nhiên chăng? C̣n đối với tướng Cương và tướng Hải, các ông nghĩ sao về việc Trung Quốc nếu tấn công các tiền đồn mà Việt Nam đang chiếm giữ ở Trường Sa, và khẳng định đó không phải là xâm lược mà chỉ là “thu hồi” những ǵ thuộc Trung Quốc, như họ đă và đang rêu rao. C̣n nhớ, chiến tranh Biên giới năm 1979, khi mà Trung Quốc tấn công sáu tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam, Trung Quốc cũng “biện minh” rằng: đây là cuộc chiến tranh tự vệ của Trung Quốc trước Việt Nam. Nếu theo logic này, khi Trung Quốc tấn công Việt Nam, sẽ không có quốc gia nào trên thế giới cần phải lên tiếng ủng hộ Việt Nam hết, v́ đâu có chuyện Trung Quốc xâm lược Việt Nam đâu.
Hăy nghe Cựu Phó Đô đốc, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân Việt Nam, Thiếu tướng Đỗ Minh Thái nói về vấn đề này trên FB của ông ta: “…Năm 1978 bộ tam sang kư hiệp ước, nhưng 1979 tàu khựa vẫn đánh ta, niềm tin về sức mạnh Liên Xô phai nhạt là tất yếu?
Năm 1988 xảy ra vụ Trường Sa và thảm sát Gạc Ma. Lănh đạo Hải Quân bức xúc v́ Hải Quân Liên Xô ở Cam Ranh án binh bất động, không chia sẻ thông tin. Họ trả lời v́... không có lệnh của cấp trên…
Sau này nhiều lần làm việc, họ luôn nói sẵn sàng giúp đỡ ta, nhưng nếu không thanh toán hợp đồng đúng hạn th́ c̣n khuya nhé, chưa kể hợp đồng nào cũng có rất nhiều phát sinh và bổ sung hợp đồng, tức là thêm tiền…
Nhưng phản cảm nhất là chuyến thăm của lănh đạo ta năm 2014. Đến Moscow đón rất lạnh nhạt, mấy ngày sau bác cả phải bay xuống Xochi mới gặp đối tác để kư các văn kiện! Riêng văn kiện tôi chịu trách nhiệm, đă xong bản in để kư, họ nói phải sửa... Tôi nhẹ nhàng: Giờ sửa cũng ok, nhưng sẽ không thể kư lần này! Lúc đó họ mới thôi yêu sách. Khi đoàn đến Minsk, TT trải thảm đỏ đón và tiễn đoàn, mới thấu hiểu về người Nga mới.
Những chuyện này cũng mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Thế nên chiến tranh với Ukraina cần được nh́n nhạn từ nhiều góc độ, mới hiểu được bản chất vấn đề.”
Thế mới hiểu, có nhiều ông tướng chỉ là trong nhà, chả hiểu ǵ về thế giới mà cũng bàn luận thế sự. Cứ thế th́ Việt Nam cái quần cũng chả c̣n, nữa là biển đảo.
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Spiegel: Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine: Điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra
Tác giả: Von Matthias Gebauer, Fritz Schaap và Konstantin von Hammerstein/ Hiếu Bá Linh, chuyển ngữ
Lời người dịch: Tuần báo Der Spiegel, một tuần báo có tiếng và uy tín nhất nước Đức, hôm 28/2 có đăng một bài báo phân tích về những sai lầm và thất bại của quân đội Nga, từ đó dự đoán một viễn cảnh leo thang quân sự, với những hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra đối với Ukraine. Sau đây là bản dịch:
***
Ở Ukraine, quân đội Điện Kremlin đang tiến chậm hơn dự kiến. Các chuyên gia quân sự rất ngạc nhiên trước những sai lầm chiến lược của quân đội Nga. Bây giờ nó có thể thay đổi chiến lược của ḿnh.
Khi t́m hiểu về cuộc chiến này, có những điều ít ai có thể ngờ tới. Trong những ngày qua, các bức ảnh về những xác xe tăng Nga c̣n sót lại đă tăng lên gấp bội trên mạng xă hội. Phi cơ và máy bay trực thăng Nga bị bắn cháy trên bầu trời. Trong một đoạn video, một hệ thống pḥng không của Nga dường như đă bị đánh cắp: nó được kéo bởi một máy kéo Ukraine.
Đối với hầu hết các chuyên gia quân sự, có một điều rơ ràng là cuộc chiến không diễn ra như kế hoạch của Tổng thống Nga Putin.
John Spencer, người đứng đầu Khoa Nghiên cứu Chiến tranh Đô thị tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ ở West Point, cho báo SPIEGEL biết: “Những sai lầm chiến lược là thật điên rồ. Người Nga không thể hiện quân đội của một siêu cường, họ cho thấy những điểm yếu đáng kinh ngạc". Đó là một thất bại ở nhiều cấp độ. Nhiều chuyên gia quân sự đồng ư với ông.
Những điều kỳ quặc là rất nhiều. Các đơn vị Nga chỉ được vũ trang nhẹ, dường như tiến sâu vào lănh thổ đối phương mà không có sự hỗ trợ cần thiết trên không, do đó binh lính bị giết hoặc bị bắt. Các đoàn xe tăng di chuyển mà không có sự hỗ trợ cần thiết của không quân hoặc bộ binh, khiến chúng trở thành mục tiêu dễ dàng cho tên lửa chống tăng. Nhiều đơn vị quá nhỏ được đưa vào trận chiến.
Dự kiến một cuộc chiến tranh chớp nhoáng
Rơ ràng, Putin đă kỳ vọng lực lượng của ḿnh sẽ nhanh chóng chiếm được Kiev và kết quả là phần c̣n lại của đất nước [Ukraine] sẽ thất thủ. Tuy nhiên, cho đến nay, trái với dự đoán của nhiều chuyên gia và rất có thể là kể cả chuyên gia Nga, quân đội Nga vẫn chưa chiếm được một thành phố quan trọng nào (tính đến ngày 28/2).
Việc triển khai các khí tài quân sự tương đối hạn chế, cho thấy rằng các nhà chiến lược quân sự Nga đă dự đoán trước, rất ít hoặc không có sự kháng cự. Theo các nguồn tin của báo Washington Post, giới lănh đạo Nga bị sốc trước sự kháng cự mạnh mẽ của cả lực lượng quân sự lẫn thường dân Ukraine.
Chuyên gia Spencer của West Point nhận định, rơ ràng chiến lược của Nga dự tính trước là một chiến tranh chớp nhoáng. Một cuộc tiến nhanh đến thủ đô Kiev, bắt giữ hoặc trừ khử Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Sau đó, một chính phủ bù nh́n được dựng lên - như thế sẽ tránh được một cuộc chiến tranh trên toàn quốc.
Chiến lược này đă thất bại. Putin rơ ràng đă tính toán sai.
Không làm chủ không phận
Các lực lượng vũ trang Ukraine đă đẩy lùi các cuộc tấn công vào cả thành phố Kharkov lẫn thủ đô Kiev hồi cuối tuần qua. Video từ thị trấn Irpin nằm ở ngoại ô Kiev cho thấy, xe tăng và phương tiện quân sự của Nga bị phá hủy. Binh sĩ Ukraine thu thập vũ khí của lính Nga thiệt mạng.
Nhiều chuyên gia đặc biệt ngạc nhiên rằng, Nga vẫn chưa thành công trong việc giành chủ quyền trên không phận Ukraine. Mặc dù Moscow có lực lượng không quân lớn thứ hai thế giới và ngược lại, lực lượng không quân của Ukraine rất nhỏ.
Khi người Nga phát động cuộc tấn công Ukraine vào sáng sớm thứ Năm [ngày 24/2], họ đă có những khán giả không mời mà đến: NATO có thể theo dơi trực tiếp từ máy bay trinh sát của họ, về cách thức những kẻ tấn công sử dụng tên lửa hành tŕnh để tấn công các mục tiêu trên khắp đất nước.
Đây là cách người Mỹ đă hành động trong các cuộc chiến ở Iraq và Balkan: Trước hết, họ phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự của đối phương bằng tên lửa hành tŕnh và rocket trong nhiều ngày. Các sân bay quân sự, và đặc biệt là các vị trí pḥng không, các trung tâm chỉ huy, các đầu mối thông tin liên lạc. Sau đó các binh sĩ bộ binh mới được đưa vào chiến trường.
Sử dụng tiết kiệm tên lửa hành tŕnh
Nhưng trước sự kinh ngạc của giới quân sự phương Tây, cuộc tấn công đầu tiên của Nga đă nhanh chóng kết thúc. Các chuyên gia NATO ước tính rằng, chỉ có khoảng 140 tên lửa hành tŕnh được bắn trước khi cuộc xâm lược trên bộ bắt đầu. Họ đă chờ đợi số lượng phải gấp năm đến mười lần. Bất luận thế nào, Ukraine có diện tích gần như gấp đôi nước Đức.
Hai cách giải thích có thể nghĩ tới về việc sử dụng tiết kiệm các tên lửa hành tŕnh đắt tiền. Hoặc là các kho dự trữ của Nga đều có hạn. Hoặc là những kẻ tấn công đă quá chắc chắn về ưu thế của ḿnh nên họ đă điều động lực lượng mặt đất của ḿnh trước khi phần lớn các cơ sở quân sự của Ukraine bị đánh sập.
Michael Kofman, giám đốc bộ phận Nga tại viện nghiên cứu CNA của Mỹ, giải thích: "Một chiến lược truyền thống là thực hiện các cuộc không kích và pháo kích trước khi đưa quân tiến vào". Thay vào đó, ở Ukraine, một cuộc tấn công trên bộ được bắt đầu ngay lập tức. Kết quả là cuộc tiến quân rơi vào bế tắc. Quân đội đă trở nên dễ bị phản công và phục kích, và các con đường tiếp tế của họ dễ bị cắt đứt.
Theo nhận biết của quân đội NATO, Ukraine cũng đă thành công cứu được một phần lực lượng không quân của ḿnh. Trong khi phi trường bị tấn công, họ cho phi cơ bay ṿng quanh trên trời trong nhiều giờ và sau đó hạ cánh xuống các sân bay mà sau cuộc tấn công vẫn c̣n hoạt động được.
Hỗn loạn trong bộ máy quân đội
Trên thực tế, các cơ quan t́nh báo phương Tây cũng ngạc nhiên rằng, cuộc xâm lược Ukraine dường như đă được lên kế hoạch tồi tệ hơn nhiều so với dự kiến. Các nguồn tin t́nh báo nói với báo SPIEGEL rằng, các đội quân tấn công từ phía bắc, tiến về hướng thủ đô Kiev đă thiếu sự phối hợp cần thiết. Do đó, các đơn vị từ các bộ phận khác nhau của quân đội đă hành động không phù hợp và không hợp lư.
Các nhân viên t́nh báo mô tả sự hỗn loạn thực sự trong bộ máy quân đội Nga. Các đơn vị khác nhau mà tiến quân từ phía bắc vào Ukraine hoàn toàn không được kết nối kỹ thuật số. Các phân bổ số phút của một vài điện thoại vệ tinh có sẵn đă nhanh chóng được sử dụng hết. Do đó, các chỉ huy thường liên lạc với nhau bằng điện thoại di động GSM thông dụng trên thị trường và nó dễ bị nghe lén.
Các chuyên gia quân sự tin rằng, chiến thắng cấp tốc của Nga đă được dự đoán trước đây, hiện thất bại, bây giờ tất cả những khả năng đều có thể xảy ra:
- Nga có thể cảm thấy bị áp lực nặng hơn và phải chấp nhận một sự ngừng bắn,
- Hoặc nó có thể leo thang hơn nữa về mặt quân sự, với những hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra đối với Ukraine.
Bởi v́ ngay cả khi có chiến thắng, đặc biệt là ở phía nam của đất nước, th́ cuộc tấn công vào Kiev cũng đă bị đ́nh trệ ở ngoại ô thủ đô. Quân đội Nga có thể phải giao tranh đẫm máu, giành giựt từng căn nhà trong một thành phố được bảo vệ bởi binh lính và dân thường mà họ thông thạo đường phố hơn những kẻ tấn công. John Spencer của Học viện Quân sự Hoa Kỳ ở West Point cho biết: “Đó sẽ là một cơn ác mộng đối với lính Nga". Một lựa chọn khác là ném bom thành phố trên diện rộng.
Nhưng phía bên đối phương dường như cũng bị đánh giá sai. "Ư chí chiến đấu và chất lượng của quân đội Ukraine cũng bị đánh giá thấp", Ed Arnold từ Viện Hoàng gia Nghiên cứu Quốc pḥng và An ninh của Lực lượng Vũ trang Thống nhất (RUSI) ở London nói với báo SPIEGEL.
“Kế hoạch chiến lược của Nga đă không thành công. Họ đă mất một số lượng binh lính đáng ngạc nhiên. Ước tính khoảng 4.000 lính Nga tử trận chỉ trong sáu ngày”, Arnold ước tính. Nếu đúng, số binh sĩ đó sẽ tương đương với số binh sĩ Mỹ đă chết ở Iraq từ năm 2003 đến năm 2010. Thêm vào đó là tổn thất cao về thiết bị quân sự. "Tất nhiên, với ưu thế vượt trội của ḿnh, các lực lượng vũ trang Nga vẫn có thể đạt được các mục tiêu quân sự của ḿnh, câu hỏi đặt ra là với cái giá nào".
Những điều không nên làm về mặt chiến lược
Theo Arnold, một cựu thành viên của lực lượng vũ trang Anh, nhận định rằng người Nga đă làm những điều mà về mặt chiến lược không được làm. "Không ai cố gắng chiếm lấy sân bay như người Nga đă làm ở Kiev, trừ khi đă làm chủ không phận". Sân bay Antonov đầu tiên bị Nga chiếm, sau đó lại bị mất v́ tiếp tế không được gửi đến. Bây giờ nó đă trở lại trong tay Nga.
Ngay cả trong giới t́nh báo, người ta cũng ngạc nhiên rằng, các đơn vị tấn công không được cung cấp đủ vật tư, thực phẩm hoặc nhiên liệu, hoặc hoàn toàn không có. Rơ ràng, giới lănh đạo quân đội cho rằng thủ đô Kiev có thể bị chiếm trong ṿng vài ngày, v́ vậy quân đội đă không được trang bị phù hợp. Các nguồn tin t́nh báo nói với tờ SPIEGEL rằng, sự chán nản đang lan rộng trong các binh lính Nga.
Nhưng chính v́ những ngày đầu tiên của cuộc chiến được đánh dấu bằng sự kháng cự quyết liệt của binh sĩ Ukraine và những sai lầm chiến lược đáng kinh ngạc của các lực lượng vũ trang Nga, nên bây giờ có thể cho rằng Nga sẽ tăng cường độ tấn công. Các cuộc không kích thật sự đă gia tăng vào thứ Hai.
Dự kiến cuộc chiến sẽ leo thang thêm
Theo Rob Lee, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại ở Pennsylvania, chuyên về các vấn đề quân sự của Nga, cho biết, hiện Nga đă dè dặt thận trọng hơn so với các hoạt động ở Syria và Chechnya. Cụ thể là cho đến nay, chưa có vụ đánh bom quy mô lớn nào vào các thành phố như ở Aleppo năm 2016 và Grozny năm 1999. Lee nói, có lẽ, các nhà lănh đạo Nga thật sự nghĩ rằng người dân Ukraine sẽ chào đón những kẻ tấn công.
Có thể cho rằng cách tiếp cận của Nga hiện đang thay đổi và t́nh h́nh sẽ xấu đi đáng kể. Người ta lo sợ rằng, quân đội Nga giờ đây sẽ sử dụng đến hỏa lực khổng lồ của ḿnh để vớt vát cho sự mất thể diện v́ những thất bại ban đầu, và buộc Ukraine phải đầu hàng bằng các cuộc dội bom trên diện rộng.
Chuyên gia quân sự Kofmann cảnh báo trên Twitter hôm Chủ nhật: “Tôi nghĩ rằng ngày hôm nay chúng ta đă chứng kiến sự thay đổi trong các cuộc tấn công của Nga:
- Tập trung vào cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng,
- Việc sử dụng tên lửa và pháo ngày càng gia tăng ở các vùng ngoại ô của Kiev (gia tăng cường độ hỏa lực).
Nỗi sợ hăi của tôi rằng cuộc chiến sẽ trở nên bẩn hơn nhiều và thường dân sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn, thật không may là nó đang bắt đầu trở thành sự thật”. Điều tồi tệ nhất, theo tiên lượng u ám như vậy, vẫn chưa xảy ra.
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Việc đẩy Nga ra khỏi hệ thống SWIFT sẽ khiến nước này hầu như không thể làm ăn, buôn bán hay giao dịch ǵ với nước ngoài, một kinh tế gia từ Texas nói với VOA, và do đó sẽ không c̣n nguồn lực để kéo dài cuộc chiến ở Ukraine trong lúc đời sống người dân sẽ hết sức khó khăn.
Ṭa Bạch Ốc hôm 26/2 tuyên bố Mỹ và các đồng minh đă đồng ư loại một số ngân hàng Nga chọn lọc ra khỏi SWIFT, hệ thống nhắn tin tài chính toàn cầu.
Tuyên bố chung của các nhà lănh đạo Ủy ban châu Âu, Pháp, Đức, Ư, Anh, Canada, nói rằng việc Nga bị loại khỏi SWIFT đảm bảo ‘các ngân hàng Nga bị ngắt ra khỏi hệ thống tài chính quốc tế và gây tổn hại cho khả năng hoạt động trên toàn cầu của họ’
‘Chiếc ch́a khóa để chuyển tiền’
SWIFT là viết tắt của ‘Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication’, tức Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu. Đây là hệ thống nhắn tin toàn cầu kết nối hàng ngàn định chế tài chính khắp thế giới.
SWIFT được thành lập vào năm 1973 và đặt trụ sở tại Bỉ. Nó được Ngân hàng Quốc gia Bỉ giám sát, bên cạnh Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, Ngân hàng Trung ương châu Âu và các định chế khác. Nó kết nối hơn 11.000 tổ chức tài chính tại hơn 200 quốc gia và vùng lănh thổ trên toàn thế giới để thông báo cho các ngân hàng về các giao dịch.
Alexandra Vacroux, giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu Davis về Nga và Á-Âu ở Đại học Harvard, nói với trang NPR: “Nó không di chuyển ḍng tiền, nhưng nó di chuyển thông tin về tiền”.
SWIFT cho biết họ ghi nhận trung b́nh 42 triệu tin nhắn mỗi ngày vào năm 2021, bao gồm trao đổi tiền tệ, giao dịch và những thứ khác.
Hệ thống SWIFT không phải là ngân hàng, không có tiền và cũng không thực hiện thao tác chuyển tiền, Giáo sư-Tiến sỹ Khương Hữu Lộc, người giảng dạy chương tŕnh Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh tại Trường Cao học Keller về Quản lư, nói với VOA từ Texas.
Ông giải thích mỗi ngân hàng, mỗi chi nhánh, mỗi địa chỉ tham gia vào SWIFT được cấp cho một mă riêng biệt để định danh. Khi cá nhân hay tổ chức thực hiện thao tác chuyển tiền th́ phải gửi thông tin bằng cách cung cấp mă SWIFT th́ tiền mới đến được tay người nhận.
Ông ví von ḍng tiền luân chuyển giữa các ngân hàng giữa các nước trên thế giới như là ‘ḍng sông chảy qua các nước’ và hành động chặn SWIFT giống như đắp đập bao quanh một nước khiến cho ḍng nước không thể lưu thông vào ra quốc gia đó được nữa.
“SWIFT chỉ là tín hiệu gửi để mở khóa [ngân hàng đó ra] cho nước chảy vào,” ông nói và cho biết khi Nga bị chặn khỏi SWIFT, họ bị mất chiếc ch́a khóa để mở cánh cửa lưu thông ḍng chảy.
C̣n việc nước chảy từ chỗ gửi và chảy đến chỗ nhận nào đó không liên quan ǵ đến chiếc ch́a khóa này, ông nói thêm và cho biết đây là ‘cách hữu hiệu nhất, nhanh nhất nhưng không phải là cách duy nhất để chuyển tiền’.
“Bây giờ khóa đập nước lại th́ có chuyển tiền được không? Vẫn được, bằng cách ḿnh bỏ nước trong xe tải chuyển đi đến chỗ khác nhưng mà nó rườm rà, không hữu hiệu và không an toàn nữa,” ông Lộc phân tích.
‘Vũ khí hạt nhân tài chính’
Việc này sẽ gây hại cho nền kinh tế của nước Nga ngay lập tức và về lâu dài, nó cắt đứt Nga khỏi một loạt các giao dịch tài chính quốc tế. Điều đó bao gồm lợi nhuận quốc tế từ sản xuất dầu và khí đốt, vốn chiếm hơn 40% thu nhập của Nga.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đă gọi hành động chặn SWIFT này là ‘vũ khí hạt nhân về tài chính’.
Giáo sư Lộc giải thích giờ đây các doanh nghiệp và cá nhân ở Nga không thể gửi hay nhận tiền từ nước ngoài. “Ví dụ Việt Nam có hợp tác về dầu khí với Nga, bây giờ họ không thể trả tiền cho Nga hay Nga có bán dầu cho Việt Nam th́ Việt Nam cũng không thanh toán được,” ông nói.
C̣n nếu thanh toán qua hệ thống ngân hàng Trung Quốc th́ ‘phải dùng đồng nhân dân tệ’ nên sẽ ‘rườm rà, khó khăn’ khiến cho việc làm ăn với Nga ‘trở nên rất khó’.
Iran đă mất quyền tiếp cận SWIFT hồi năm 2012 nằm trong lệnh cấm vận chương tŕnh hạt nhân của nước này, mặc dù nhiều ngân hàng của họ đă tái kết nối với hệ thống vào năm 2016. Alexandra Vacroux nói với NPR rằng khi Iran bị đá ra, ‘họ đă mất một nửa doanh thu từ bán dầu và 30% giao thương với nước ngoài’.
Ngay cả dự trữ ngoại hối trị giá trên 600 tỷ đô la của Nga để ở các ngân hàng nước ngoài bây giờ Moscow cũng gần như không thể tiếp cận được, ông Lộc chỉ ra.
Hiện tại các ngân hàng Trung Quốc cũng không dám làm ăn với Nga v́ họ biết nếu không nhận tiền được th́ các khoản thanh toán cho Nga từ nước ngoài sẽ không đến được và ‘các ngân hàng Nga sẽ phá sản’, cũng theo lời vị giáo sư này.
“Nước Nga đường dài sẽ không trợ giúp chiến tranh được v́ không có ngoại tệ. Ngay cả khoản tiền dự trữ mấy trăm tỷ đô la Nga chuẩn bị cho chiến tranh cũng không xài được,” ông nói.
Theo giải thích của ông th́ mặc dù Nga có thể có đủ tiền dự trữ trong nước để chi trả cho binh sỹ đi chiến đấu nhưng việc này không kéo dài được lâu v́ họ sẽ không c̣n tâm trạng chiến đấu nếu biết người thân của họ trong nước sẽ lâm vào cảnh khổ cực khi lạm phát tăng cao, thiếu thốn hàng hóa, đời sống đi xuống…
“Nếu Ukraine cầm cự được lâu với sự chi viện tiền bạc và vũ khí của quốc tế, th́ Nga sẽ bị sa lầy như Mỹ ở Afghanistan,” ông phân tích. “Nga có thể thắng trận đầu (nhờ vào tiềm lực quân sự vượt trội), có thể chiếm được Ukraine, nhưng đường dài sẽ không thể giữ được v́ không có nguồn lực kinh tế để nuôi chiến tranh.”
Con dao hai lưỡi
Cách xoay sở của Nga có thể là dùng tiền mặt trong giao dịch, hay dùng hệ thống tín hiệu gửi tiền của Trung Quốc hay của riêng Nga, hay thanh toán qua ngân hàng Trung Quốc, cũng theo lời vị giáo sư này, tuy nhiên các hệ thống thay thế của Nga hay Trung Quốc mới xây dựng ‘không được thành công như SWIFT’.
Kể từ năm 2014, sau khi Nga bị phương Tây trừng phạt v́ sáp nhập Crimea, họ đă thành lập hệ thống thanh toán SPFS của riêng ḿnh để tránh lệ thuộc vào phương Tây. Theo Ngân hàng Trung ương Nga, SPFS hiện có rất ít, chỉ khoảng 400 khách hàng sử dụng và 20% giao dịch chuyển tiền tại Nga hiện được thực hiện thông qua SPFS mà hệ thống này chỉ vận hành trong giờ hành chính.
Trung Quốc cũng xây dựng Hệ thống Thanh toán Liên ngân hàng Xuyên biên giới (CIPS) và có khả năng Nga và Trung Quốc sẽ kết nối hai hệ thống của họ để đề pḥng những rủi ro từ SWIFT.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy là người kêu gọi Mỹ và các nước phương Tây đưa Nga ra khỏi hệ thống này. Một số quốc gia đă chống đối v́ lo ngại cho nền kinh tế nói chung, nhưng khi cuộc xâm lược của Nga leo thang, nhiều nước Liên minh châu Âu đă nhất trí.
Đức là một trong những nước chần chừ và chỉ đồng thuận với biện pháp này vào giờ chót.
Theo lời ông Lộc th́ những nước lâu nay vẫn làm ăn, đầu tư, buôn bán với Nga th́ khi Nga bị chặn khỏi SWIFT, họ cũng bị thiệt hại v́ sẽ không nhận được tiền thanh toán từ Nga. Chỉ có Mỹ ‘không bị ảnh hưởng ǵ nhiều’ do Nga chủ yếu xuất khẩu dầu hỏa và vũ khí, ông cho biết.
“Khối Âu châu bị ảnh hưởng nhiều nhất nhưng vẫn can đảm nuốt liều thuốc đắng này,” ông Lộc ca ngợi.
Các ngân hàng châu Âu hiện là một trong những chủ nợ lớn nhất của Nga, chiếm phần lớn trong số 121 tỷ USD mà Nga nợ các ngân hàng nước ngoài.
Riêng Việt Nam, ông nói do xuất nhập khẩu của nước này với Nga ‘chiếm tỷ trọng rất nhỏ’ trong cán cân thương mại nên cũng không bị thiệt hại nhiều.
VOA
Phạm Đ́nh Trọng: Con vẹt ở Bộ Ngoại giao và hai con vẹt mang hàm tướng
Độc tài Putin phát động chiến tranh xâm lược Ukraine. Thế giới văn minh đùng đùng nổi băo táp lên án quân Nga xâm lược và phẫn nộ vạch mặt tên tội phạm chiến tranh Putin. Chính phủ các nước đồng loạt và liên tiếp áp đặt những h́nh thức trừng phạt nặng nề kẻ xâm lược và hối hả viện trợ từ giọt máu nhân đạo cứu người dân Ukraine bị bom đạn sát thương, giúp đồng tiền cho cuộc sống hàng ngày đến quả tên lửa vác vai giúp nhân dân Ukraine bắn xe tăng quân xâm lược.
Như không phải loài người, như sống ngoài nhân loại, nhà nước Việt Nam cứ dửng dưng, b́nh thản trước những loạt tên lửa Nga cấp tập dội xuống những thành phố Ukraine. Chỉ có con vẹt ở bộ Ngoại giao được lệnh hót những câu ṃn cũ muôn thuở, nhạt nhẽo, vô lương tâm: Việt Nam hết sức quan ngại trước t́nh h́nh xung đột vũ trang ở Ukraine. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực, bảo vệ người dân, tiếp tục đối thoại t́m kiếm giải pháp ḥa b́nh, góp phần bảo đảm ḥa b́nh, an ninh, ổn định, hợp tác ở khu vực và trên toàn thế giới.
Dân gian ta có câu: Trai giang hồ t́m gái tứ chiếng. Những kẻ cùng ḷng dạ, cùng tâm địa th́ t́m đến nhau. Nhà nước cộng sản độc tài. Nhà nước Nga Putin cũng là nhà nước độc tài. Cùng độc tài th́ phải cùng tiếng nói. Thế giới sôi sục tiếng thét lên án Putin xâm lược. Nhà nước Việt Nam không thể công khai nói ngược với tiếng nói lương tâm loài người liền cho hai ông tướng về hưu ở hai viện Chiến lược công an và quân đội ra lảm nhảm trên truyền thông để dẫn dắt dư luận xă hội.
Hai ông tướng hưởng lương cao, bổng hậu, nhà cao cửa rộng từ tiền thuế dân mà không nói tiếng nói lương tâm con người của nhân dân. Hai ông cùng uốn lưỡi nói tiếng nói của nhà nước độc tài Việt Nam bênh vực cuộc chiến tranh xâm lược của độc tài Putin.
Giọng điệu của hai ông tướng vừa trơn tuột của thứ giọng nói theo lệnh như con vẹt ở bộ Ngoại giao, vừa quá nhẫn tâm, độc ác, không động tâm trước người dân hiền lành lương thiện Ukraine đang bị đạn tên lửa, đạn pháo xe tăng quân Nga xâm lược giết hại,
Ông trung tướng Nguyễn Đức Hải, cựu viện trưởng viện Chiến lược bộ Quốc pḥng th́ khẳng định trên báo Pháp Luật TP.HCM ngày 28.2.2022 rằng: Đây chỉ là chiến dịch quân sự đặc biệt để bảo vệ người Ukraine nói tiếng Nga, và là hành động can thiệp tự vệ, không phải tiến công xâm lược.
Trung tướng Nguyễn Đức Hải, cựu Viện trưởng Viện Chiến lược quốc pḥng. Ảnh: Phong Điền
Cũng ngày 28.2.2022, ông thiếu tướng Lê Văn Cương cựu viện trưởng viện Chiến lược bộ Công an lên mặt báo Nghệ An gắp lửa bỏ tay người, vu cho Tổng thống Ukraine Zelensky tội hướng sang phương Tây muốn gia nhập NATO đă thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh.
thiếu tướng Lê Văn Cương cựu viện trưởng viện Chiến lược bộ Công an. Ảnh trên mạng
Ông tướng công an Việt cộng c̣n vẽ ra viễn cảnh đau thương, nhục nhă cho người dân Ukraine dám cầm súng chống quân Nga xâm lược, bảo vệ lá cờ mang mầu xanh bầu trời tự do trên biển lúa vàng Ukraine: Thứ nhất, Nga sẽ phá hủy hoàn toàn cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine buộc Kiev phải chấp nhận đàm phán, trung lập hóa. Thứ hai, trong lúc bức bách, nội bộ chính quyền Ukraine sẽ có phản ứng với Tổng thống Zelensky, biết đâu sẽ xảy ra đảo chính, một cuộc thay đổi đưa ê-kíp lănh đạo khác ở Kiev có khả năng đàm phán với Nga để chấm dứt xung đột quân sự. Thứ ba, trong bối cảnh này, ông Zelensky cảm thấy bất lực, từ chức và bỏ ra nước ngoài. Đây là những kịch bản có thể đặt lên bàn cân, không nên loại trừ.
Thưa với hai ông tướng công cụ bạo lực của chuyên chính vô sản bảo vệ nhà nước cộng sản độc tài, thưa với hai phát ngôn viên t́nh thế của cơ quan Tuyên giáo đảng cộng sản rằng hành xử của độc tài Putin với Ukraine sẽ là hành xử của độc tài Tập Cận B́nh với Việt Nam đấy. Tập coi cuộc chiến tranh Putin xâm lược Ukraine là một chiến lệ, một bài học, một cuộc diễn tập để Tập Cận B́nh áp dụng hoàn hảo hơn.
Độc tài Tập Cận B́nh cũng rất mong độc tái Putin thực hiện mỹ măn những kịch bản mà ông tướng viện Chiến lược bộ Công an Việt Nam muốn áp đặt cho đất nước Ukraine.
Bạo chúa Putin tham lam và tàn bạo, bất chấp luật pháp quốc tế, dùng chiến tranh cướp được đất vàng Ukraine làm phên giậu cho nước Nga, biến nhà nước Ukraine thành chư hầu và tṛng được vào cổ dân Ukraine ách nô lệ Nga th́ lập tức chiến lệ Ukraine của Putin sẽ được Tập Cận B́nh thi thố ở Việt Nam.
Nhà nước Ukraine với Tổng thống Zelensky thực sự là nhà nước tự do dân chủ. Được hưởng quyền tự do dân chủ, người dân Ukraine không tiếc máu xương cầm súng bảo vệ đất nước Ukraina, bảo vệ nhà nước tự do dân chủ của ḿnh. Cả thế giới dân chủ văn minh cũng sát cánh bên người dân Ukraine trong cuộc chiến đấu bảo vệ phẩm giá con người, bảo vệ nhà nước dân chủ như bảo vệ một giá trị văn minh.
Trong nhà nước độc tài cộng sản, người dân chỉ là nô lệ cộng sản, không có tự do dân chủ. Người dân dù yêu nước nhưng không có dân chủ, ḷng dân li tán. Người dân với nhà nước độc tài không cùng ư chí. Nhà nước độc tài không thể tập hợp được đầy đủ sức mạnh nhân dân.
Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam đă đứng về phía độc tài Putin xâm lược Ukraine. Khi Việt Nam bị độc tài Tập Cận B́nh xâm lược, liệu có nước dân chủ nào chung lưng đấu cật với cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam? Hay chỉ có những phát ngôn suông dửng dưng của các nước: Chúng tôi hết sức quan ngại. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực, Như con vẹt ở bộ Ngoại giao Việt Nam hót khi Putin xâm lược Ukraina?
Xung đột Ukraine: Anh trừng phạt Belarus v́ vai tṛ trong cuộc xâm lược của Nga.
Từ hôm xảy ra cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine tới giờ, có thể thấy UK luôn hành động rất nhanh.
Tổng thống của Belarus là Alexander Lukashenko, kẻ tự cho ḿnh là "nhà độc tài cuối cùng" ở châu Âu. Cũng giống như Putin, cái mông Lukashenko dính chặt vào cái ghế đang ngồi nhất định không chịu nhả ra, Lukashenko làm Tổng thống Belarus từ năm 1994, là tổng thống châu Âu hiện tại phục vụ lâu nhất. Nh́n vào tiểu sử của y trên wikipedia c̣n chán hơn, trước khi theo nghiệp chính trị, Lukashenko từng là giám đốc một nông trường quốc doanh (sovkhoz), và phục vụ trong Quân đội Biên pḥng Liên Xô và Quân đội Liên Xô! Thêm nữa, ai cũng biết, y là con rối của Putin.
SONG CHI
“GIẢI ĐỘC CHÍNH TRỊ - LỊCH SỬ - PHÁP LƯ
Về chính trị, cộng đồng mạng Việt Nam chia thành hai phe rơ rệt: Một là Cuồng Nga, Hai là cuồng Mĩ (cuồng Trung th́ cũng có, nhưng mà rất hiếm so với 2 loại trên). Mà một khi tâm trí đă quá thiên lệch về một bên th́ bất kỳ việc ǵ phe đối nghịch làm cũng sẽ trở thành vô minh, nh́n nhận một cách trung lập khách quan là rất khó. Phải nói luôn là bản thân ḿnh cũng yêu văn hóa, con người nước Nga và dành một sự ngưỡng mộ dành cho tài năng và cá tính của Putin nhưng không v́ thế mà ḿnh mặc nhiên cho rằng việc ǵ ông làm cũng đúng. Ḿnh học Luật, nên tư duy phản biện (Critical Thinking) một cách khách quan, trung lập (Neutral) trước mọi vấn đề trong cuộc sống là điều tối quan trọng...
⚔️ Nay chiến sự ở Ukraina đă nổ, mấy page giải trí lớn ... bất chấp tất cả để kéo tương tác nên đă đầu độc vào tâm trí anh chị em ít theo dơi t́nh h́nh những suy nghĩ mà ḿnh nghĩ là vô cùng độc hại. Ḿnh sẽ nêu và lư giải theo góc nh́n của bản thân ở ngay tại đây:
1) THẰNG EM UKRAINA LÁO, THẰNG ANH NGA CÓ QUYỀN DẠY DỖ BẰNG CÁCH TIẾN QUÂN QUA BIÊN GIỚI TÁT LẬT MẶT:
Lập luận này có thể được coi là một dạng Ngụy Biện Đánh Lận Con Đen nhằm đánh tráo khái niệm rất nguy hiểm. Phải hiểu rằng trước đây cả Nga và Ukraina đều thuộc Liên Bang Xô Viết hay có những quan hệ về mặt tôn giáo...nhưng điều đó không biến hai quốc gia độc lập, có chủ quyền riêng biệt trở thành mối quan hệ "anh em" ruột thịt như mối quan hệ huyết thống trong gia đ́nh được. Chẳng có lư lẽ nào có thể biện minh cho hành vi xâm lược của Nga đối với Ukraina cả, bởi v́ Ukraina là một quốc gia có chủ quyền và được hơn 200 nước và vùng lănh thổ công nhận (trong đó có cả Nga), họ là thành viên của Liên Hợp Quốc do đó việc Putin chỉ đạo quân đội cử đặc nhiệm chiếm sân bay nước bạn, đem tên lửa Kalibr bắn thẳng vào Kyiv hay vác T-90 tung tăng khắp lănh thổ Ukraina đă vi phạm nghiêm trọng Luật Pháp Quốc Tế theo Điều 2, Khoản 4 của Hiến Chương Liên Hợp Quốc.
Cá nhân ḿnh cũng không hiểu sao có nhiều người hả hê đến thế khi Ukraina bị xâm lược c̣n người dân phải chịu cảnh ly tán, máu chảy đầu rơi. Ḿnh coi việc cười nhạo kẻ yếu, đề cao sự hung bạo là một tính xấu của những kẻ không có ḷng trắc ẩn. Hăy nhớ một quốc gia sống nhẹ nhàng, ḥa b́nh chưa bao giờ xâm chiếm Nga đang bị mấy con page lớn trên Facebook Việt Nam như Top Comment tạo content chửi rủa, nói "đáng bị xâm lược" chỉ v́ mấy cái like và ca ngợi sự hung bạo của Putin. Việc phát động chiến tranh chống Ukraine, Nga đă tạo ra một tiền lệ nguy hiểm. Ukraine quyết tâm rời xa ảnh hưởng của Nga để gia nhập EU và NATO nhằm phát triển kinh tế và t́m kiếm bảo đảm an ninh. Điện Kremlin nói mục tiêu này của Ukraine đe dọa an ninh quốc gia Nga, dù rằng việc lựa chọn con đường phát triển là chủ quyền của mọi quốc gia.
Nếu lư do gây chiến của Nga được chấp nhận, các quốc gia nhỏ, yếu sẽ luôn phải nơm nớp lo sợ khi ở bên cạnh những nước láng giềng giàu tham vọng và hung hăng. Pháp luật ra đời cũng là để góp phần ngăn chặn những hành vi cậy sức mạnh để chèn ép, chiếm đoạt một cách phi pháp của kẻ mạnh với người yếu. Nhờ đó ta mới biết được ai đúng, ai sai, kẻ nào phải bị lên án và ai cần được bảo vệ. C̣n nếu bạn không coi Liên Hợp Quốc hay Công Pháp quốc tế ra ǵ, th́ có lẽ tư duy này sẽ phù hợp hơn với thời kỳ đồ đá mông nguội của loài người khi pháp luật chưa ra đời. Bởi v́ dù LHQ hay luật pháp quốc tế c̣n những hạn chế, nhưng nó cũng đă góp một phần không nhỏ duy tŕ ḥa b́nh và an ninh thế giới từ sau Thế Chiến II cho đến ngày hôm nay. Và hăy nhớ rằng chính Liên Xô cũng là một bên tích cực xây dựng nên những thiết chế ấy. Vậy nên Putin, muốn khôi phục lại những vinh quang xưa cũ của nước Nga bằng cách chà đạp nên luật pháp, công luận và cả "thằng em" Ukraina theo cách nói của nhiều bạn, e rằng không bền!
Chắc hẳn nhiều người không quên việc Trung Quốc từng coi ḿnh là đàn anh và muốn "dạy cho Việt Nam một bài học" bằng việc đem 25 sư đoàn chính quy (từ 200.000 đến 250.000 quân) cùng gần 600 xe tăng và nhiều loại phương tiện chiến đấu khác xâm lược Việt Nam vào năm 1979. Link đến đây là đủ rồi? nên ḿnh sẽ kết thúc ư này tại đây, để cho mọi người có thời gian suy nghĩ thêm về dạng lư do "anh em dạy bảo lẫn nhau", etc...hay những lư lẽ tương tự!
2) MĨ VÀ CÁC ĐỒNG MINH NATO CHỈ BIẾT CẦU NGUYỆN, BỎ RƠI UKRAINA?
Rất rất nhiều các fan page đang cố t́nh cắt câu chữ ra khỏi ngữ cảnh trong câu nói cầu nguyện về mặt tôn giáo của tổng thống Joe Biden để chế giễu và cười cợt ông. V́ những admin làm content chẳng hiểu cái quái ǵ về chính trị khi đánh đồng việc Mĩ và NATO không đem quân tới Ukraina tham chiến với Nga đồng nghĩa với việc yếu hèn, bỏ rơi Ukraina, Đơn giản v́ họ chỉ cần like, tương tác của những người mù quáng tin theo để hả hê và kiếm tiền, chứ họ không hiểu và cũng chẳng nắm được t́nh h́nh, mối quan hệ giữa Mĩ, NATO và Ukraina nên mới đưa ra những nhận xét dạng như vậy.
Để mà nói, Ukraina chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ là chuẩn mực để đánh giá cam kết bảo vệ của Mĩ với Đồng Minh. Đơn giản cấp độ đồng minh giữa Mĩ-Ukraina chưa bao giờ so sánh được với liên minh Mĩ- Nhật hay Mĩ- Hàn được h́nh thành từ sau WW2. C̣n mối quan hệ với Ukraina chỉ phát triển sau khi Liên Xô tan ră (đặc biệt sau cách mạng màu).
Những người tạo content đó chắc không biết rằng giữa Mĩ và Ukraina không có cam kết pháp lư song phương về việc bảo vệ nhau, và cái quan trọng là Ukraina không thuộc NATO để kích hoạt Điều 5 Hiệp Ước pḥng vệ chung của tổ chức này từ đó mới có căn cứ đem quân solo với Nga. Tự dưng mà đem vào dễ WW3 lắm nhé, Putin cảnh báo rồi nên hăy cân nhắc trước khi viết đừng có động tư là nói Mĩ bỏ rơi thế này thế nọ, tư duy ấy chỉ dành cho những người không hiểu biết ǵ về chính trị, quân sự mà thôi. Trước khi Nga đánh, Mĩ đă viện trợ khẩn cấp cho Ukraina vài ba trăm triệu $ vũ khí và tiền bạc (tính ra tiền Đồng đơn vị là ngh́n tỷ đấy, kèm theo việc kêu gọi đồng minh như Anh,Pháp hỗ trợ Ukraina), cung cấp thông tin t́nh báo sát sườn cho Ukraina, giờ th́ cấm vận toàn diện Nga,..cho hỏi giờ c̣n muốn Mĩ đem máu của dân họ vào khi mối quan hệ không đủ sâu sắc và không có khung pháp lư vững vàng hay sao?
C̣n một khi đă chung một chiến tuyến như các đồng minh NATO, ngay khi căng thẳng nổ ra Mĩ đă đưa thêm hàng vạn quân đến Châu Âu (đưa tổng quân số Mĩ đóng ở Cựu lục địa lên đến con số 10 vạn). Vậy th́ phải hiểu là nếu Mĩ bỏ rơi những thằng anh em ruột như các thành viên NATO, hay bỏ rơi các anh em chí cốt như Nhật-Hàn th́ khi ấy hẵng lấy làm mực thước để đánh giá.
Lấy ví dụ cụ thể nhé: "Hàn Quốc là đồng minh thân cận của Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á. Seoul bắt đầu chia sẻ chi phí quân sự cho sự hiện diện của quân đội Mỹ vào đầu những năm 1990, sau khi xây dựng lại nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh. Hai nước đă Kư Hiệp Ước Pḥng Thủ Chung, tạo cơ sở cho việc đóng quân của lực lượng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc (USFK), bao gồm các chi phí thuê người Hàn Quốc làm việc cho USFK, xây dựng các cơ sở quân sự, hỗ trợ hậu cần và chi phí để duy tŕ 28.500 binh sĩ USFK tại quốc gia Đông Bắc Á này"
Lợi ích quốc gia luôn luôn là yếu tố cốt lơi, lợi ích đến đâu th́ hành động đến đó, Mĩ hay NATO cũng có những giới hạn trong việc hỗ trợ Ukraina, nhưng điều đó không có nghĩa là họ mặc kệ cho Nga muốn tác oai tác quái, muốn làm ǵ th́ làm, v́ đ̣n đau lâu ngày mới thấm. Nga có thể đè bẹp Ukraine trên chiến trường, có thể làm cho Ukraine trở thành một quốc gia thất bại. Nhưng họ chỉ có thể làm vậy bằng cách phát động một cuộc chiến tranh tội lỗi, và bằng cách tàn phá cuộc sống của một quốc gia-dân tộc chưa bao giờ xâm lược Nga. Mỹ và châu Âu, cùng các đồng minh của họ, cũng như các khu vực khác trên thế giới, sẽ đưa ra kết luận và chỉ trích các hành động của Nga. Chẳng có chiến thắng nào là măi măi. Thường th́ các quốc gia tự khiến ḿnh lụn bại v́ đă phát động và sau đó giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh sai trái.
3. NHÀ NHÀ, NGƯỜI NGƯỜI COI THƯỜNG THỔNG THỐNG UKRAINA V̀ XUẤT THÂN DIỄN VIÊN:
Thứ nhất, nếu bạn mặc nhiên suy nghĩ rằng người làm trong giới giải trí chỉ giỏi diễn hề th́ chắc bạn chưa bao giờ nghe về tổng thống Ronald Reagan, một trong những tổng thống hào hoa và tài giỏi bậc nhất nước Mĩ. Ông đă tham gia tổng cộng 69 bộ phim trước khi chuyển sang sự nghiệp chính trị. Trước khi trở thành tổng thống thứ 40 của nước Mỹ với hai nhiệm kỳ, nam diễn viên Ronald Reagan từng có một sự nghiệp điện ảnh lẫy lừng. Ông tham gia tổng cộng 69 bộ phim trong thời gian từ 1937-1964. Thậm chí, diễn viên Ronald Reagan được vinh danh với một ngôi sao có khắc tên ông trên Đại lộ Danh vọng Hollywood vào năm 1960. Nhưng với tài năng của ḿnh ông đă giúp nước Mĩ giành chiến thắng trước Liên Xô, và rất được người dân yêu mến. Người Mĩ chẳng tư duy chụp mũ dựa trên xuất thân để mà coi thường tổng thống của họ, với họ người được bầu chính là sự lựa chọn của nhân dân, là biểu hiện tuyệt vời của nền dân chủ, cho dù anh có làm diễn viên hay ǵ đi chăng nữa, nếu nhân dân tín nhiệm anh và anh làm tốt nhiệm vụ th́ anh đáng được kính trọng!
Thứ hai hăy hỏi Tổng Thống Ukraina Zelensky là ai?
Volodymyr Zelensky, trước khi nhậm chức, ông đă nổi tiếng với tư cách là một người dẫn chương tŕnh, diễn viên, diễn viên hài, đạo diễn, nhà sản xuất và là nhà biên kịch. Ông là đồng sở hữu và giám đốc nghệ thuật của Kvartal-95 Studio (2003 - 2019) và Tổng sản xuất của kênh Inter TV (2010 - 2012). Zelensky sinh năm 1978 tại Kryvyi Rih, cha mẹ ông đều là người Do Thái. Ông nội của ông Zelensky từng là một chiến sĩ Hồng quân Liên Xô tham gia chiến tranh vệ quốc chống Đức Quốc xă. Nhiều thành viên trong gia đ́nh ông Zelensky đă thiệt mạng trong các trại tập trung của Hitler.. Cha của ông, Oleksandr Zelensky, là một tiến sĩ khoa học, giáo sư, trưởng khoa tin học và công nghệ thông tin tại Viện Kinh tế Kryvyi Rih. Mẹ của ông, Rimma Zelenska, từng làm kỹ sư. Trước khi vào trường ngữ pháp, ông đă sống bốn năm tại Mông Cổ (ở thành phố Erdenet), nơi cha Volodymyr Zelensky làm việc. Năm 16 tuổi, ông hoàn thành kỳ thi TOEFL tại Dnipro và nhận được tài trợ để sang Israel du học, nhưng không xuất cảnh v́ cha ông không cho phép. Ông được đào tạo về luật tại Viện Kinh tế Kryvyi Rih và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Kyiv, là luật sư. Tuy nhiên, sau này ông không hành nghề luật chuyên nghiệp. Background thế này th́ làm sao mà Tổng thống Ukraine Zelensky ngu ngơ được. Chỉ có điều ông về độ lọc lơi chính trị ông không gian manh, xảo quyệt được như Putin, vốn xuẩn thân là một sĩ quan của KGB (và Putin ngày trẻ cũng học Luật giống Zelensky). Thế cho nên dân Ukraine bầu ông ấy làm Tổng thống và nếu thấy thế nào th́ cũng là quyền của dân nước họ. Tổng thống hay dân Ukraine ngoại giao với nước nào là quyền của họ. Nga dùng quân đội tấn công vào lănh thổ của Ukraine một quốc gia có chủ quyền là hành động xâm lược, trái đạo lư và chà đạp cả luật pháp quốc tế cần lên án.
Đó là về học thức, c̣n về khí chất Zelensky không phải là người ham sống sợ chết như Yanukovych, cựu tổng thống thân Nga dù được Putin động viên và đảm bảo nhưng vẫn không dám ở lại Ukraina để giữ chính quyền hồi 2013. Tại sao ḿnh lại nói thế, bởi v́ sáng nay Mỹ đề nghị sơ tán và đưa Zelensky ra nước ngoài nhưng ông vẫn quyết định ở lại lănh đạo quân dân Ukraina chiến đấu đến cùng, dù cho tính mạng bản thân có thể gặp phải nguy hiểm. Putin kêu gọi quân đội Ukraina giương cờ trắng đầu hàng, Zelensky chỉ biết lo cho thân ḿnh mà bỏ chạy, th́ c̣n mặt mũi nào trước quốc dân. Chính Zelensky đă khảng khái trả lời cho Mỹ biết "cuộc chiến đă nổ ra. Tôi cần đạn dược chứ không phải một chuyến đi nhờ", trước đó đă có một bài phát biểu gây xúc động cho người dân Ukraina, trong đó ông thề sẽ tiếp tục chiến đấu:"Khi bạn tấn công chúng tôi, bạn sẽ nh́n thấy khuôn mặt của chúng tôi. Không phải lưng của chúng tôi." Một người như vậy, xem ra để đem bạo quyền khuất phục cũng không phải là dễ, đáng để nể trọng !
C̣n việc Zelensky ngả theo phương Tây cũng chính là nguyện vọng của người dân Ukraina. Nếu bạn không tin, các cuộc khảo sát trên mạng đă cho thấy điều đó. Ukraina là một nước có chủ quyền đàng hoàng việc họ gia nhập NATO hay EU là quyền quyết định ở nhân dân và chính quyền của họ. Vậy Estonia, Latvia hay Litva ngày xưa cũng thuộc Liên Bang Cộng ḥa xă hội Chủ nghĩa Xô Viết giờ cũng vào NATO, mà 3 nước này kinh tế và diện tích cộng lại mới bằng một góc Ukraina, đâu có ai nói ǵ. Chưa kể Ukraine cũng sống biết điều với Nga hơn 20 năm, nhưng kinh tế không khá lên nổi. Bản thân kinh tế Nga có ra ǵ đâu mà lo cho Ukraine. Ông tổng thống trước của Ukraine (thân Nga) muốn kư hiệp định thương mại với EU để lo phát triển kinh tế.
Đây là mong muốn chính đáng của Ukraine. Nhưng Putin gây sức ép không cho phép Ukraine kư. Hiệp định thương mại này bị đ́nh tới 4 năm. Cuối cùng ông tổng thống Ukraine (thân Nga) phải từ bỏ do sức ép của Nga. Thử nghĩ coi, nếu VN muốn kư HĐ thương mại với Mỹ, EU mà Trung Quốc không cho, th́ coi được không ?
Thế là dân Ukraine (chủ yếu ở miền Tây) nổi dậy lật đổ ông tổng thống thân Nga đó cách đây gần một thập kỷ. Mọi chuyện từ đó mà ra...những quyền cơ bản của một quốc gia bị các cường quốc (siêu cường) coi thường nhưng lại trở thành b́nh thường hóa qua con mắt chính trị. Dựa trên tư tưởng kẻ mạnh hà hiếp kẻ yếu thế này th́ thực sự không ổn chút nào!
Dù cả Nga lẫn Ukraina đều đă phải trải qua giai đoạn độc tài dưới trướng Stalin, nhưng từ quá khứ đau thương khi hàng triệu người Ukraina phải bỏ mạng v́ chết đói do chính sách sản xuất tập trung, giờ người Ukraina chọn đi theo con đường tự do dân chủ phát triển kinh tế. Trong khi Nga vẫn phải chấp nhận sống dưới một chế độ mang tính độc tài. Đó mới chính là thứ ngăn cản họ trở lại cuộc cạnh tranh siêu cường với Mĩ-Trung. V́ nghèo th́ làm ǵ có ai muốn theo làm "đàn em", khi mà thân ḿnh c̣n lo chưa nổi. Hăy tự hỏi xem trong nhà hay sản phẩm nào bạn dùng có xuất xứ từ Nga. Trong khi Iphone tay bạn cầm, gà rán KFC bạn ăn, phim Marvel bạn coi cho tới Facebook bạn chém gió...đều là sản phẩm của Hoa Kỳ. Thời đại quyền lực kinh tế, quyền lực mềm lên ngôi mà vẫn bám vào cách dùng vũ lực để chèn ép nước khác, vậy là Zelensky sai, hay là Putin đúng?”
GÓC NH̀N ĐÔNG TÂY
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Nữ diễn viên người Hàn Quốc Lee Young Ae đă quyên góp 100 triệu won (khoảng 83.000 USD) để ủng hộ Ukraine.
Cùng với một tấm séc, Lee Young Ae cũng gửi kèm một bức thư:
“Kính gửi các công dân yêu quư của Ukraine, tôi là một nữ diễn viên tên là Lee Young Ae, sống ở Hàn Quốc. Là một thành viên trong gia đ́nh của một cựu chiến binh, tôi cảm nhận được sự tàn khốc của chiến tranh sâu sắc hơn bất kỳ ai khác.
Tôi tha thiết mong chiến tranh chấm dứt ở Ukraine và để ḥa b́nh được lập lại.
Tôi cầu nguyện cho tất cả các công dân Ukraine an toàn và hạnh phúc.
Gửi tới những công dân Ukraine yêu tự do và ḥa b́nh, tôi cầu xin các bạn đừng đánh mất hy vọng và can đảm! Là một trong số rất nhiều công dân yêu chuộng ḥa b́nh ở nước Hàn Quốc tự do, tôi muốn gửi trái tim nhỏ bé nhưng quư giá của ḿnh đến tất cả người dân Ukraine. Cầu mong thượng đế luôn ở bên các bạn.”
__________________
The Following 2 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
MỘT LĂNH ĐẠO VỪA ĐỘC TÀI, VỪA ĐANG TRONG T̀NH TRẠNG SỨC KHỎE THỂ CHẤT LẪN TINH THẦN KHÔNG ĐƯỢC TỐT, LÀ MỐI NGUY HIỂM CHO CẢ THẾ GIỚI
Đă có nhiều lời đồn đăi, sự nghi ngờ rằng sức khỏe của Putin một vài năm sau này không được tốt, thậm chí bị một thứ bệnh nan y (terminally ill), bệnh hiểm nghèo (serious illness) nào đó, như là Parkinson và ung thư. V́ sắc diện của Putin trông không được tốt, khuôn mặt có vẻ như sưng phù, cộng với hai năm sau này bị lockdown và càng ngày càng ít giao tiếp gần gũi với người khác nên tính t́nh thay đổi. Nhưng điều đáng nói là ngay cả khi giai đoạn lockdown đă qua đi, Putin cũng luôn luôn tiếp người khác- các nguyên thủ quốc gia hay chính những nhân viên cao cấp trong bộ máy chính quyền, trong một khoảng cách xa với cái bàn rất dài, không ai có thể tới gần. Người th́ đoán là do Putin sợ bị ám sát, người th́ cho là Putin không muốn ai đến gần để có thể nhận ra những dấu hiệu bệnh tật của ḿnh. (Đọc “Five reasons 'puffy-faced' Putin could be seriously ill” (Năm lư do khiến Putin “mặt sưng húp” có thể bị bệnh nặng, The Telegraph).
Putin c̣n từng nói nhiều lần “If there is no Russia, why do we need the planet?” (Nếu không có nước Nga, tại sao chúng ta cần hành tinh này? (Đọc "Ukraine invasion: Would Putin press the nuclear button?", (Nga xâm lược Ukraine: Liệu Tổng thống Putin có sẽ bấm nút hạt nhân hay không?, BBC). Trong bài báo này, tác giả Steve Rosenberg viết: I've concluded that the phrase "would never do" doesn't apply to Vladimir Putin. (Tôi đă đi đến kết luận rằng cụm từ "sẽ không bao giờ" không thể áp dụng cho Vladimir Putin).
Nếu điều đó là đúng sự thật, một người biết ḿnh không c̣n bao nhiêu thời gian nữa, lại có những suy nghĩ cực đoan kinh khủng như vậy th́ cái ǵ mà người đó không dám làm?
Và tất nhiên là chung quanh Putin chẳng có ai dám ngăn cản hay nói khác ư ông ta cả. Điều nguy hiểm là ở chỗ đó.
SONG CHI
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.