Vì sao chính phủ Italia có nguy cơ tan rã? Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Italia Mario Draghi đang đứng trước nguy cơ sụp đổ khi cựu Thủ tướng Giuseppe Conte – lãnh đạo đảng Phong trào 5 sao (M5S) ra “tối hậu thư” cho liên minh cầm quyền.
Theo đó, tuyên bố về việc M5S có khả năng rút khỏi liên minh cầm quyền của Thủ tướng Mario Draghi được ông Giuseppe Conte đưa ra hôm 13/7, trong bối cảnh hai bên đang bất đồng về gói hỗ trợ người dân đối phó với lạm phát và giá năng lượng tăng cao tại quốc gia Nam Âu này.
Cụ thể, ông Giuseppe Conte cho rằng gói hỗ trợ trị giá 26 tỷ Euro mà chính phủ Italia đưa ra là chưa đủ và chính phủ nên vạch ra một hướng đi rõ ràng hơn nữa để ứng phó các vấn đề xă hội đang gia tăng tại nền kinh tế số ba khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Ông Giuseppe Conte (trái) tuyên bố có khả năng rút khỏi liên minh của Thủ tướng Mario Draghi (phải). Ảnh: Imagoeconomica.
“Chúng tôi sẵn sàng ủng hộ chính phủ nhưng sẽ không kư vào một dự luật không có tác dụng. Tôi lo ngại tháng 9 sẽ là thời điểm nhiều gia đ́nh phải đối mặt với thực tế khủng khiếp là trả hóa đơn điện hay dành tiền mua thực phẩm”, ông Conte nhấn mạnh.
Đặc biệt, M5S cũng phản đối việc Italia viện trợ quân sự cho Ukraine trong bối cảnh các vấn đề về kinh tế – xã hội của nước này bị đình trệ và chiến sự giữa Ukraine và Nga đang tiếp tục kéo dài.
Một nguồn thạo tin tiết lộ, các nghị sĩ của M5S tin rằng đảng này có thể thu hút được nhiều cử tri ủng hộ nếu rút khỏi chính phủ và đứng về phe đối lập.
Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Mario Draghi được thành lập vào tháng 2/2021 với sự tham gia của đảng M5S, đảng Liên đoàn, đảng Forza Italia, đảng Dân chủ, đảng Italia Viva và đảng Article One. Trong đó, M5S là chính đảng lớn nhất, chiếm hơn 30% số ghế tại Thượng viện và Hạ viện sau cuộc tổng tuyển cử năm 2018.
Được biết, sau tuyên bố của ông Conte, lănh đạo đảng Dân chủ và đảng Liên đoàn cũng đe dọa sẽ rút khỏi liên minh cầm quyền. Giới chuyên gia nhận định, nếu Thủ tướng Mario Draghi không thể đối thoại để vượt qua các bất đồng về chính sách, nội các của ông sẽ phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ.
Trước đó, Thủ tướng Draghi tuyên bố nếu M5S rút khỏi liên minh cầm quyền, mọi chuyện sau đó sẽ tùy thuộc quyết định của Tổng thống Sergio Mattarella. Ông cho rằng chính phủ Italia không thể tồn tại nếu thiếu M5S, nhưng cũng nhấn mạnh không chấp nhận tối hậu thư từ đảng này.
Theo truyền thông Italia, quyết định của M5S có thể đẩy Italia vào t́nh trạng bất ổn chính trị, nguy cơ làm xói ṃn nỗ lực t́m kiếm hàng tỷ Euro viện trợ từ Liên minh châu Âu và có thể dẫn đến một cuộc tổng tuyển cử sớm vào mùa Thu.
Liên minh cầm quyền và các đảng đối lập cùng ngày đă kêu gọi tổ chức bầu cử sớm trong trường hợp chính phủ của Thủ tướng Draghi sụp đổ. "Người dân Italia nên có tiếng nói của họ", Matteo Salvini, cựu Thủ tướng Italia, lănh đạo đảng Liên đoàn cực hữu khẳng định.
The Guardian nhận định, cuộc tổng tuyển cử tiếp theo của Italia dự kiến sẽ diễn ra mùa Xuân 2023 và việc tổ chức bỏ phiếu sớm vào mùa Thu năm nay sẽ là điều bất thường.
Vì sao chính phủ Italia có nguy cơ tan rã? Khi cựu Thủ tướng Giuseppe Conte – lãnh đạo đảng Phong trào 5 sao (M5S) ra “tối hậu thư” cho liên minh cầm quyền, liên minh cầm quyền của Thủ tướng Italia Mario Draghi đang đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Theo đó, tuyên bố về việc M5S có khả năng rút khỏi liên minh cầm quyền của Thủ tướng Mario Draghi được ông Giuseppe Conte đưa ra hôm 13/7, trong bối cảnh hai bên đang bất đồng về gói hỗ trợ người dân đối phó với lạm phát và giá năng lượng tăng cao tại quốc gia Nam Âu này.
Cụ thể, ông Giuseppe Conte cho rằng gói hỗ trợ trị giá 26 tỷ Euro mà chính phủ Italia đưa ra là chưa đủ và chính phủ nên vạch ra một hướng đi rõ ràng hơn nữa để ứng phó các vấn đề xă hội đang gia tăng tại nền kinh tế số ba khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Ông Giuseppe Conte (trái) tuyên bố có khả năng rút khỏi liên minh của Thủ tướng Mario Draghi (phải). Ảnh: Imagoeconomica.
“Chúng tôi sẵn sàng ủng hộ chính phủ nhưng sẽ không kư vào một dự luật không có tác dụng. Tôi lo ngại tháng 9 sẽ là thời điểm nhiều gia đ́nh phải đối mặt với thực tế khủng khiếp là trả hóa đơn điện hay dành tiền mua thực phẩm”, ông Conte nhấn mạnh.
Đặc biệt, M5S cũng phản đối việc Italia viện trợ quân sự cho Ukraine trong bối cảnh các vấn đề về kinh tế – xã hội của nước này bị đình trệ và chiến sự giữa Ukraine và Nga đang tiếp tục kéo dài.
Một nguồn thạo tin tiết lộ, các nghị sĩ của M5S tin rằng đảng này có thể thu hút được nhiều cử tri ủng hộ nếu rút khỏi chính phủ và đứng về phe đối lập.
Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Mario Draghi được thành lập vào tháng 2/2021 với sự tham gia của đảng M5S, đảng Liên đoàn, đảng Forza Italia, đảng Dân chủ, đảng Italia Viva và đảng Article One. Trong đó, M5S là chính đảng lớn nhất, chiếm hơn 30% số ghế tại Thượng viện và Hạ viện sau cuộc tổng tuyển cử năm 2018.
Được biết, sau tuyên bố của ông Conte, lănh đạo đảng Dân chủ và đảng Liên đoàn cũng đe dọa sẽ rút khỏi liên minh cầm quyền. Giới chuyên gia nhận định, nếu Thủ tướng Mario Draghi không thể đối thoại để vượt qua các bất đồng về chính sách, nội các của ông sẽ phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ.
Trước đó, Thủ tướng Draghi tuyên bố nếu M5S rút khỏi liên minh cầm quyền, mọi chuyện sau đó sẽ tùy thuộc quyết định của Tổng thống Sergio Mattarella. Ông cho rằng chính phủ Italia không thể tồn tại nếu thiếu M5S, nhưng cũng nhấn mạnh không chấp nhận tối hậu thư từ đảng này.
Theo truyền thông Italia, quyết định của M5S có thể đẩy Italia vào t́nh trạng bất ổn chính trị, nguy cơ làm xói ṃn nỗ lực t́m kiếm hàng tỷ Euro viện trợ từ Liên minh châu Âu và có thể dẫn đến một cuộc tổng tuyển cử sớm vào mùa Thu.
Liên minh cầm quyền và các đảng đối lập cùng ngày đă kêu gọi tổ chức bầu cử sớm trong trường hợp chính phủ của Thủ tướng Draghi sụp đổ. "Người dân Italia nên có tiếng nói của họ", Matteo Salvini, cựu Thủ tướng Italia, lănh đạo đảng Liên đoàn cực hữu khẳng định.
The Guardian nhận định, cuộc tổng tuyển cử tiếp theo của Italia dự kiến sẽ diễn ra mùa Xuân 2023 và việc tổ chức bỏ phiếu sớm vào mùa Thu năm nay sẽ là điều bất thường.