Biết được những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của suy thận có thể giúp bạn pḥng tránh bệnh hiệu quả.
Suy thận hay tổn thương thận là t́nh trạng suy giảm chức năng của thận. Về thời gian mắc bệnh, người ta thường chia thành hai nhóm bệnh là suy thận cấp (thuật ngữ chuyên môn gọi là tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (thuật ngữ chuyên môn gọi là bệnh thận mạn).
Có nhiều nguyên nhân và bệnh lư dẫn đến suy thận, một trong số đó là huyết áp cao. Tuy nhiên, huyết áp cao không phải là nguyên nhân số một gây suy thận, theo tổ chức phi chính phủ Quỹ Thận Mỹ.
Hai nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận
1. Bệnh tiểu đường
Tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận, tổ chức Quỹ Thận Mỹ cho biết. Lượng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường gây tổn thương thận và làm giảm khả năng lọc chất thải và chất lỏng từ máu của thận. Theo thời gian, điều này sẽ gây ra bệnh thận.
Theo Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tại Việt Nam hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường đang gia tăng nhanh. Bệnh không chỉ xuất hiện ở khu vực đô thị mà c̣n xuất hiện ở hầu khắp các khu vực từ miền núi, trung du đến đồng bằng. Bệnh gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe, tàn phế, thậm chí tử vong bởi thường được chẩn đoán, điều trị muộn.
Pḥng ngừa tiểu đường có thể giúp bạn pḥng tránh suy thận. Nếu bạn bị tiểu đường, chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất và dùng thuốc có thể giúp làm chậm hoặc tránh tổn thương thận.
2. Huyết áp cao
Kiểm soát huyết áp có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận hoặc ngăn bệnh trở nên trầm trọng hơn. (Ảnh minh họa)
Huyết áp cao là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây suy thận. Khi bạn bị huyết áp cao, lực máu chảy qua các mạch máu nhỏ trong thận có thể gây tổn thương cơ quan này. Huyết áp cao cũng có thể là triệu chứng của bệnh thận. Kiểm soát huyết áp có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận hoặc ngăn bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh thận và suy thận
Tiểu đường và huyết áp cao là hai nguyên nhân hàng đầu gây suy thận và cũng là các yếu tố nguy cơ của bệnh thận.
Yếu tố nguy cơ là những điều khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Có một trong những yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh. Nhưng các yếu tố nguy cơ sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh của bạn.
Theo Quỹ Thận Mỹ, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh thận, nhưng một số người có nguy cơ cao hơn v́ họ có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ. Nếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào dưới đây, hăy hỏi bác sĩ về tần suất bạn nên đi khám để kiểm tra t́nh trạng hoạt động của thận và t́m kiếm các dấu hiệu của bệnh thận.
1. Tiền sử gia đ́nh
Bệnh thận có tính di truyền. Bạn có thể có nhiều khả năng mắc bệnh thận hơn nếu có người thân mắc bệnh.
Cả bệnh tiểu đường và huyết áp cao đều có tính di truyền. Bạn có thể có nguy cơ mắc các bệnh này nếu một người thân (cha mẹ, ông bà hoặc anh chị em ruột) được chẩn đoán mắc một hoặc cả hai bệnh. Bệnh tiểu đường và huyết áp cao là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra suy thận.
2. Bệnh tim
Bệnh tim có thể gây ra suy thận mạn và suy thận mạn có thể gây ra bệnh tim. Trên thực tế, bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở những người đang chạy thận nhân tạo.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tim là ngăn ngừa hoặc điều trị các vấn đề có thể gây ra bệnh tim, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, huyết áp cao và thiếu máu.
3. Béo ph́
Thừa cân (chỉ số khối cơ thể từ 25 đến 29,9) hoặc béo ph́ (chỉ số khối cơ thể trên 30) có nghĩa là cân nặng của bạn cao hơn mức được coi là "cân nặng khỏe mạnh".
Thừa cân hoặc béo ph́ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao và tiểu đường cao hơn. Huyết áp cao và tiểu đường là hai nguyên nhân lớn nhất gây ra suy thận. Điều này có nghĩa là béo ph́ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
4. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá có thể làm tăng huyết áp, theo thời gian có thể dẫn đến bệnh thận. Nếu bạn đă mắc bệnh thận, sử dụng thuốc lá có thể khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Sử dụng thuốc lá cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như ung thư, bệnh tim và đột quỵ. Bỏ thuốc lá có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thận hoặc giúp ngăn ngừa bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Nếu bạn đang t́m kiếm sự trợ giúp để cai thuốc lá, hăy trao đổi với bác sĩ.
VietBF@ Sưu tập