Trong cuộc sống có một hiện tượng rất thú vị, cùng một sự việc, mỗi người lại có một quan điểm, cách nh́n khác nhau. Thái độ và đánh giá của người đời đều khác nhau, một mặt là có liên quan tới h́nh tượng và nhân phẩm của người này, mặt khác là có liên quan tới bản chất của sự việc.
Vị hoàng đế được nhắc đến này ở thời Hậu Chu. Hậu Chu là vương triều Trung Nguyên cuối cùng trong ngũ đại, có sức ảnh hưởng đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc, trải qua tổng cộng 3 đời vua trong thời gian 10 năm. Hậu Chu về phương diện kinh tế, quân sự và chính trị đều có thành tựu to lớn, hơn nữa c̣n thu phục được rất nhiều nước nhỏ, diện tích lănh thổ cũng được tăng lên rơ rệt, tạo nền tảng vững chắc cho việc thống nhất đất nước.
Chu Thái Tổ Quách Uy là hoàng đế khai quốc của Hậu Chu. Trong thời gian trị v́ của ḿnh, ông đă làm rất nhiều việc tốt, được người dân ca tụng. Sau khi qua đời, ông đă truyền ngôi cho con trai nuôi là Sài Vinh. Sài Vinh là con của anh trai của vợ Chu Thái Tổ Quách Uy, từ nhỏ đă chung sống với gia đ́nh của Quách Uy. Con trai của Quách Uy đều đă qua đời trên chiến trường, thế nên đă đem hoàng vị truyền cho con trai nuôi Sài Vinh.
Sau khi Chu Thế Tông Sài Vinh kế vị đă phải đối diện với chiến tranh chống lại xâm lược của Bắc Hán. Để củng cố hoàng vị của ḿnh và khiến mọi người tâm phục khẩu phục, Chu Thế Tông Sài Vinh đă đích thân đem quân tham gia vào cuộc chiến tranh này. Hai bên liều chết chiến đấu, cuối cùng quân Bắc Hán không chống đỡ nổi, tháo chạy tứ phương. Chu Thế Tông Sài Vinh giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh lần này.
Tuy đă giành được chiến thắng trong chiến tranh nhưng Chu Thế Tông vẫn luôn phiền ḷng v́ một việc. Trong cuộc chiến, có một vài binh sĩ không hề nghe theo lời chỉ huy của ông, hiện tượng này khiến ông như thể gặp phải kẻ địch. Thế nên ông quyết định thay đổi chế độ dung túng đối với những binh sĩ kiêu ngạo này.
Ông ra lệnh tập hợp tất cả những binh sĩ không nghe mệnh lệnh lại, tổng cộng có hơn 70 người, sau đó đem đi xử trảm cho mọi người thấy, không một ai dám tiến lên chất vấn. Sau khi Chu Thế Tông trở về triều, ông ra lệnh cho các binh sĩ già yếu, bị thương, bệnh tật về quê, bắt đầu chiêu mộ những binh sĩ trẻ tuổi mới, chỉnh đốn lại tác phong quân đội. Hành động này nhận được lời khen của bách tính và quan lại trong triều, thậm chí là việc ông xử trảm hơn 70 người binh sĩ cũng nhận được lời khen của mọi người.
Sau khi trải qua sự việc chỉnh đốn lại quân đội, Chu Thế Tông Sài Vinh đă nhanh chóng thu phục được 4 châu là Tần, Phượng, Giới, Thành. Sau đó, ông lại bắt đầu lên kế hoạch chinh phục Nam Đường. Trong cuộc chiến tranh này, Chu Thế Tông đă từng nhiều lần thân chinh, cuối cùng đă đánh bại Nam Đường, hoàn toàn chiếm cứ được 14 châu ở Hoài Nam. Sau khi trải qua những cuộc chiến tranh này, thế lực của nhà Hậu Chu ngày càng mạnh lên, chính quyền của Chu Thế Tông cũng ngày càng vững chắc hơn.
Sau khi ổn định chính quyền, Chu Thế Tông bắt đầu xuất binh tới Khiết Đan, trải qua chiến tranh trong thời gian dài, Khiết Đan bại trận, có một vài binh sĩ trốn về đại bản doanh của Khiết Đan, một vài binh sĩ th́ lựa chọn đầu hàng. Chính trong lúc Chu Thế Tông định tiến công sâu hơn nữa th́ do sức khỏe không tốt, đành phải trở về triều. Cuối cùng, Chu Thế Tông ốm bệnh qua đời ở Biện Lương. Cả đời của Chu Thế Tông gặt được vô số chiến tích, ông đă hi sinh rất nhiều tâm huyết và cố gắng cho giang sơn xă tắc Hậu Chu. Vậy nên khi ông ra lệnh xử trảm hơn 70 binh sĩ, không một ai oán trách ông mà ngược lại c̣n ca ngợi ông. Nếu đem chuyện này đặt ở các vị hoàng đế khác, người đời có lẽ sẽ mắng chửi ông là một vị "hôn quân".
VietBF@ sưu tập
|