Trái Đất sẽ tạm thời có một 'mặt trăng' mới, đó là tiểu hành tinh nhỏ mang tên 2024 PT5.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Complutense Madrid (Tây Ban Nha) đă phát hiện ra tiểu hành tinh này, với những đặc tính động lực học đặc biệt. 2024 PT5 là một tiểu hành tinh nhỏ, dự kiến sẽ tiếp cận Trái Đất ở khoảng cách khoảng 4,5 triệu km.
Trái Đất sắp có thêm một tiểu ‘mặt trăng’ trong tháng này. Ảnh minh họa
Tiểu hành tinh này thuộc nhóm Arjuna, một nhóm các tiểu hành tinh có quỹ đạo gần giống với quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời với khoảng cách trung b́nh khoảng 150 triệu km.
Điểm đặc biệt trong lần tiếp cận này là 2024 PT5 sẽ trở thành một "mặt trăng tạm thời" của Trái Đất. Do cấu trúc động năng của nó, tiểu hành tinh sẽ bị hút vào quỹ đạo Trái Đất và quay quanh hành tinh chúng ta trong thời gian ngắn. Quá tŕnh này dự kiến sẽ bắt đầu từ tuần tới và kéo dài khoảng hai tháng.
Tuy nhiên, khác với Mặt Trăng - vệ tinh đă đồng hành cùng Trái Đất hơn 4 tỷ năm - tiểu "mặt trăng" 2024 PT5 chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi sẽ rời khỏi quỹ đạo và quay trở lại vị trí ban đầu trong vành đai tiểu hành tinh.
Trước đây, các nhà khoa học cũng đă ghi nhận hai trường hợp tương tự vào năm 2006 và 2020. Đây là một hiện tượng hiếm gặp, chỉ xuất hiện khoảng 10-20 năm một lần.
Dù sự kiện này gây hứng thú, 2024 PT5 sẽ không thể quan sát được bằng mắt thường và thậm chí khó nhận ra ngay cả khi sử dụng kính thiên văn phổ thông. Theo Giáo sư Carlos de Fuente Marcos, chỉ có những kính thiên văn lớn với đường kính tối thiểu 30 inch kết hợp cùng các thiết bị cảm biến như CCD hoặc CMOS mới có thể theo dơi tiểu hành tinh này.
Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Carlos de Fuente Marcos dự kiến sẽ thực hiện các quan sát quang phổ và nghiên cứu kỹ hơn về 2024 PT5, nhằm hiểu rơ hơn về đặc tính và nguồn gốc của tiểu hành tinh. Đây cũng là một phần trong nỗ lực khám phá những vật thể mới lạ trong không gian, từ đó phát hiện các đặc điểm tiềm ẩn đáng chú ư.