Loạt thiết bị của Hezbollah phát nổ cho thấy nguy cơ đối thủ xâm nhập mạng lưới liên lạc của "trục kháng chiến", buộc họ t́m cách kết nối mới.
Hàng ngh́n thiết bị liên lạc mà Hezbollah sử dụng đồng loạt phát nổ trong ngày 17-18/9, khiến ít nhất 39 người chết và hơn 3.000 người bị thương. Hezbollah và Iran cáo buộc Israel đứng sau vụ tấn công, tuyên bố sẽ đáp trả mạnh mẽ. Tel Aviv đến nay vẫn chưa xác nhận hay bác bỏ thông tin.
Hezbollah là thành viên trong "trục kháng chiến" được Iran xây dựng và dẫn dắt trong nhiều thập kỷ qua, với mục tiêu chính là chống lại ảnh hưởng của Israel và phương Tây ở khu vực Trung Đông.
"Trục kháng chiến" ra đời từ thập niên 1980, khi Iran rơi vào thế bị cô lập sau Cách mạng Hồi giáo và bùng phát chiến tranh với Iraq. Kể từ đó, Tehran đă tài trợ và trang bị vũ khí cho các nhóm vũ trang ở Lebanon, Yemen, Iraq và Syria, cũng như lực lượng Hamas ở Dải Gaza.
Sau sự việc tại Lebanon, các nhóm khác trong "trục kháng chiến" đang rà soát lại thiết bị điện tử, đề ra quy định mới với thiết bị cá nhân của thành viên.
"Biện pháp pḥng ngừa tối đa đang được triển khai. Chúng tôi sẽ để thiết bị xa ḿnh", chỉ huy cấp cao của Tiểu đoàn Jenin, liên minh ở Bờ Tây do phong trào Hồi giáo Jihad Palestine (PIJ) dẫn đầu, cho hay. Cấp dưới của người này đă tránh dùng điện thoại và loại bỏ những bộ đàm nghi bị Israel can thiệp.
Thủ lĩnh Hezbollah Hasan Nasrallah thừa nhận loạt vụ nổ thiết bị đă "giáng đ̣n chưa từng thấy" vào nhóm vũ trang. Các thiết bị mới chỉ được phân phát hồi đầu năm.
Hezbollah cũng lo ngại rằng thông tin t́nh báo giúp Israel hạ sát hàng loạt chỉ huy của nhóm có thể dựa trên dữ liệu chặn thu từ điện thoại di động. Ông Nasrallah hồi tháng 7 đă yêu cầu toàn bộ thành viên Hezbollah ngừng sử dụng điện thoại di động.
"Hezbollah từ lâu đă tự hào về khả năng đối phó công nghệ tinh vi của Israel bằng những thiết bị đơn giản và lạc hậu. Tuy nhiên, diễn biến ở Lebanon cho thấy Israel đủ sức xâm nhập chuỗi cung ứng và hệ thống liên lạc công nghệ thấp của Hezbollah, làm dấy lên lo ngại trong 'trục kháng chiến'", Amal Saad, giảng viên Trường Luật và Chính trị thuộc Đại học Cardiff của Anh, nêu quan điểm.
Những đ̣n tập kích chính xác nhằm vào thành viên cấp cao cũng khiến các nhóm vũ trang ở Iraq và Syria lo ngại. "Họ sợ rằng Israel có thể đă gắn thiết bị theo dơi vào những mặt hàng nhập từ nước ngoài", Lahib Higel, nhà phân tích cấp cao về Iraq tại tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận International Crisis Group, cho hay.
"Iran và các nhóm ủy nhiệm thường sử dụng sản phẩm và linh kiện thương mại có tính lưỡng dụng (cả mục đích dân sự lẫn quân sự). Điều này khiến chuỗi cung ứng của họ dễ tổn thương trước hoạt động t́nh báo", Michael Horowitz, trưởng bộ phận nghiên cứu tại đơn vị tư vấn rủi ro Le Beck International có trụ sở tại Bahrain, nhận xét.
Tuy nhiên, chuyên gia Higel nói rằng các nhóm vũ trang thân Iran ở Iraq không sử dụng máy nhắn tin và ít nguy cơ chịu tổn thất nếu xảy ra sự việc như ở Lebanon.
Một thành viên cấp cao của Lực lượng Kháng chiến Hồi giáo, mạng lưới các nhóm vũ trang hoạt động tại Iraq và Syria, khẳng định họ rất thận trọng khi sử dụng thiết bị điện tử v́ "nhận thức rơ chúng có thể là công cụ nghe lén".
Các tay súng không được dùng điện thoại thông minh, thay vào đó là điện thoại "cục gạch" và phải luôn tắt máy, chỉ bật lên khi cần thiết. Các thủ lĩnh trong nhóm chỉ trao đổi thông tin qua kết nối hữu tuyến (phương tiện có dây dẫn) hoặc thư trao tay. "Dù vậy, lệnh kiểm tra toàn bộ thiết bị đă được ban bố sau loạt vụ nổ ở Lebanon", thành viên này cho biết thêm.
Yahya Ayyash, người phụ trách hoạt động chế tạo bom của Hamas, từng bị Israel hạ sát năm 1996 bằng cách cài thuốc nổ vào điện thoại. Do đó, Hamas từ lâu đă cảnh giác trước h́nh thức tấn công này, theo Ibrahim al-Madhoun, nhà phân tích chính trị Palestine ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Hamas hồi năm 2018 phát hiện các thiết bị do thám được cắm ngầm ở miền trung Gaza, phá kế hoạch của Israel nhằm xâm nhập hệ thống liên lạc của tổ chức này. Sau cuộc giao tranh chớp nhoáng năm 2021, các quan chức Hamas cũng rà quét và phát hiện những thiết bị điện tử bị can thiệp từng được chuyển vào Gaza.
Basem Naim, quan chức Hamas cấp cao, từ chối b́nh luận liệu nhóm có triển khai thêm biện pháp đề pḥng sau vụ tấn công ở Lebanon hay không.
Higel nhận định các nhóm vũ trang thân Iran sẽ t́m cách đa dạng hóa hơn nữa chuỗi cung ứng. Ông nhận định "khoảng cách địa lư với Israel giúp các nhóm vũ trang ở Yemen và Iraq phần nào an toàn hơn".
Ahmed Nagi, nhà phân tích cấp cao về Yemen tại International Crisis Group, cho biết Houthi đang kiểm soát hệ thống viễn thông của Yemen. Nasruddin Amer, phát ngôn viên Houthi, nói rằng nhóm đang theo dơi diễn biến và "rút ra các bài học" từ những ǵ xảy ra ở Lebanon.
"Loạt vụ nổ ở Lebanon 'thay đổi cuộc chơi', buộc Houthi xem xét lại mạng lưới nhà cung ứng và những thiết bị phần cứng viễn thông", Nagi nhận định.
|