'An toàn, giáo dục và việc làm là ưu tiên của tôi'
LTS - Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn vừa chính thức nộp đơn ứng cử thị trưởng San Jose. Bà là người gốc Việt đầu tiên đắc cử nghị viên San Jose, năm 2005, và đại diện Địa Hạt 7 của thành phố 1 triệu dân này. Năm 2009, bà thắng cuộc bầu cử đ̣i truất phế bà, với sự ủng hộ của 55% cử tri trong địa hạt. Một năm sau, bà tái đắc cử nghị viên. Năm 2011, qua đề cử của Thị Trưởng Chuck Reed, với sự ủng hộ tuyệt đối của Hội Đồng Thành Phố, bà trở thành người gốc Việt đầu tiên làm phó thị trưởng San Jose. Trước khi làm nghị viên, bà là chủ tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Franklin-McKinley. Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn tốt nghiệp cử nhân sử học UC Santa Cruz và cao học xă hội University of Chicago. Bà có chồng và một con gái, và năm 2012 cho xuất bản cuốn sách đầu tiên của ḿnh, “Việt Nam Đến Mỹ: Hành Tŕnh Mơ Ước” (Vietnam to America: My Journey of Dreams). Nhân dịp xuống vùng Little Saigon, bà dành cho nhật báo Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây.
Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn (phải) và gia đ́nh. (H́nh: Facebook)
Người Việt (NV): Trước hết, xin phó thị trưởng cho biết v́ sao bà muốn làm thị trưởng?
Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn: San Jose từng là thành phố hàng đầu về an toàn, từ năm 2001 đến năm 2006. Tuy nhiên, v́ kinh tế khó khăn, chúng tôi đă đánh mất danh hiệu này. Trong vai tṛ thị trưởng, tôi muốn lấy lại danh hiệu này.
Tôi cũng muốn thành phố có một môi trường giáo dục tốt, để sau đó mọi người có việc làm tốt. Chi phí cho giáo dục rất cao, trong đó, 80% là do tiểu bang cung cấp, thành phố không làm ǵ được cả. Tuy nhiên, để có một nền giáo dục tốt, trong vai tṛ thị trưởng, tôi sẽ phối hợp với các doanh nghiệp lớn tọa lạc trong hoặc gần thành phố, ví dụ như Intel, IBM, Apple, Google...
Thử nghĩ xem, công ty Facebook có trụ sở ở Menlo Park, cách San Jose chẳng bao xa. Năm 2010, ông Mark Zuckerberg, sáng lập viên kiêm tổng giám đốc Facebook, tặng cho thành phố Newark của New Jersey $100 triệu để điều chỉnh hệ thống trường học.
Qua chuyện này, tôi muốn tạo một quan hệ tốt với Facebook để họ có thể tài trợ ngay tại vùng Silicon Valley, trong đó có San Jose, nhằm nâng cao môi trường giáo dục, rồi cung cấp lực lượng lao động tốt nhất cho địa phương, trong đó có cả Facebook.
Tôi nói với họ nên “đầu tư” sớm. Quư vị giúp chúng tôi tiền xây trường học, chúng tôi đào tạo lực lượng lao động, cung cấp cho quư vị, và công ty của quư vị sẽ hưởng lợi.
Một ví dụ khác, đó là kêu gọi các công ty điện toán tài trợ “laptop.” Số máy điện toán này không phải xin cho doanh nghiệp, mà là cho trường học, một dụng cụ rất quan trọng cho học sinh và sinh viên. Tiểu bang không có ngân sách để mua hoặc tài trợ “laptop” cho trường học, nhưng thị trưởng có thể tạo ảnh hưởng với các công ty.
NV: Lợi tức hưu bổng là một vấn đề làm các chính quyền thành phố nhức đầu. C̣n ở San Jose th́ sao?
Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn: Trong bốn năm qua, San Jose thay đổi rất nhiều. Trước đây, chúng tôi có những cảnh sát viên làm việc 30 năm, rồi về hưu, lănh lương tương đương 90% số lương trước đó. Một trong những mục tiêu của tôi là phải cải tổ chế độ lương hưu, nếu không, có ngày thành phố phá sản. Phải nói là điều này làm cho nghiệp đoàn đau đầu. Tôi muốn tiết kiệm tiền để có những dịch vụ tốt hơn cho cư dân, đồng thời có thể mướn thêm cảnh sát tuần tra, mở thêm giờ các thư viện. Tất cả những điều này chắc chắn sẽ thu hút thêm doanh nghiệp, tạo ra thêm việc làm cho San Jose.
Trong những năm qua, người dân không c̣n thiện cảm lắm đối với nghiệp đoàn, ví dụ như tại một số tiểu bang ở miền Trung Tây, như Wisconsin và Ohio. Họ quá tham lam, dù kinh tế đang khó khăn.
NV: Như vậy là bà chống lại nghiệp đoàn. Bà có lo sợ không, v́ họ rất mạnh, cả về quyền lực và tài chánh?
Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn: Trước đây, tôi từng được coi là “con cưng” của nghiệp đoàn. Nhưng với t́nh h́nh hiện nay, tôi phải đứng về phía cư dân thành phố, có nghĩa là đi ngược lại “bộ máy” của họ. Tôi chấp nhận điều đó, và tôi sẽ dựa vào đồng hương cũng như những t́nh nguyện viên để vận động cho tôi.
Về tiền vận động tranh cử, tôi có cần không? Có! Nhưng tôi không quan tâm lắm. Luật giới hạn $800,000 cho bầu cử sơ bộ và $1.6 triệu cho bầu cử chung cuộc. Cuộc tranh cử lần này có thể là tốn kém nhất, nhưng tôi không nghĩ đây là vấn đề. Tất nhiên, tôi phải có một kế hoạch tranh cử tốt và tôi cần phải có nhiều t́nh nguyện viên. Nếu không, tôi không dám ra tranh cử.
NV: Nghe nói San Jose có t́nh trạng “chảy máu” cảnh sát. Bà sẽ giải quyết vấn đề này ra sao?
Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn: Trung b́nh, San Jose tốn khoảng $170,000 để đào tạo một cảnh sát viên. Trong thời gian qua, chúng tôi có khoảng 40 người xin nghỉ, qua thành phố khác làm. Trong khi đó, thành phố không có một quy định nào rơ ràng về chuyện bồi hoàn chi phí đào tạo. Mới đây, tôi đưa ra đề nghị là một cảnh sát viên không muốn bồi thường chi phí đào tạo phải làm việc ít nhất là 5 năm cho thành phố. Mức bồi thường tùy theo số năm đă làm việc trong 5 năm đó. Đề nghị này có thể sẽ được đưa ra bỏ phiếu trong hai tuần nữa.
NV: Bà từng bị cử tri Địa Hạt 7 đ̣i truất phế năm 2009, nhưng “thoát” được. Rồi sau đó lại tới vụ “Little Saigon,” khá là ồn ào. Thế quan hệ của bà với đồng hương hiện nay ra sao?
Phó Thị Trưởng Masison Nguyễn tại nhật báo Người Việt. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn: Chuyện này bây giờ không c̣n là yếu tố quan trọng nữa. Cho tới nay, có thể nói, tôi đă có được ḷng tin trở lại của khoảng 90% số người không thích tôi lúc đó. Tất nhiên, vẫn c̣n 10% chưa muốn quên quá khứ. Và ai cũng biết, không bao giờ chúng ta có thể đạt được 100%. C̣n chuyện “Little Saigon,” sau khi bảng “Little Saigon Next Exit” được gắn trên Xa Lộ 101, tôi đă đề nghị gắn thêm bảng này trên Xa Lộ 680. Tôi nghĩ t́nh h́nh hiện nay khá hơn trước đây nhiều.
NV: Qua chuyện những chuyện này, bà có học được điều ǵ không?
Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn: Phải nói là tôi đă “bước” vào sự việc một cách ngây ngô, không hiểu hết sự ảnh hưởng một cách nhạy cảm về cuộc chiến Việt Nam. Tôi vừa ra khỏi môi trường đại học, không tin vào chủ nghĩa Cộng Sản, và chỉ nghĩ rằng, với vai tṛ nghị viên, nhiệm vụ của tôi là lo cho cư dân thành phố, phát triển doanh nghiệp, chứ không phải các vấn đề quốc tế.
Khi sự việc xảy ra, tôi không biết chuyển đạt suy nghĩ của ḿnh, và cứ để mọi chuyện “nổ” ra. Những ǵ xảy ra không đúng như trong sách vở. Lư thuyết và thực tại hoàn toàn khác. Bây giờ th́ tôi chuyển đạt thông điệp của ḿnh với cộng đồng tốt hơn nhiều.
NV: Bà là phó thị trưởng, nhưng chỉ đại diện cử tri một địa hạt. Bây giờ ra ứng cử thị trưởng, có nghĩa là phải có sự ủng hộ của khối cử tri lớn hơn. Bà có thấy khó khăn hơn không?
Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn: Tôi không dám quá lạc quan. Tôi luôn nghĩ ḿnh bị thất thế, chỉ biết làm việc tối đa để vận động cử tri. Cho tới nay, mọi cuộc thăm ḍ đều cho thấy tôi có triển vọng nhất. Và những cuộc thăm ḍ này không phải của tôi.
NV: Bà có được ông thị trưởng chính thức ủng hộ không?
Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn: Tôi xin nói như thế này. Thị Trưởng Chuck Reed là người hai lần liên tiếp đề cử tôi vào chức phó thị trưởng, và tôi được Hội Đồng Thành Phố chấp thuận. Tôi là người duy nhất trong lịch sử thành phố làm phó thị trưởng hai nhiệm kỳ liên tiếp.
NV: Gia đ́nh có giúp được ǵ cho bà?
Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn: Nói thật, tôi sẽ không được như ngày hôm nay nếu không có chồng tôi, anh Terry Trần. Khi tôi ra ứng cử, anh đi gơ cửa từng nhà, kêu gọi mọi người bỏ phiếu cho tôi, 7 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần. Điều làm anh vận động mạnh mẽ cho tôi là v́ anh nghĩ, những ǵ xảy ra cho tôi lúc đó, là không công bằng. Anh đến cả những nhà không đồng ư với tôi, giải thích cho họ hiểu tôi hơn. Chúng tôi rất hạnh phúc với đứa con gái 20 tháng tuổi.
NV: Bà có điều ǵ muốn nói thêm với đồng hương?
Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn: Nếu tính cả những cuộc bầu cử sơ bộ và chung cuộc từ trước tới nay, đây là cuộc vận động lần thứ 8 của tôi, một con số rất may mắn. Nếu tôi thắng sơ bộ lần này, cuộc vận động tranh cử chung cuộc sẽ là lần thứ 9, cũng là một con số may mắn khác.
Ngoài ra, lịch sử có vẻ đứng về phía tôi. Cách đây khoảng 40 năm, San Jose lần đầu tiên có thị trưởng gốc Châu Á, đó là ông Norman Y. Mineta, sau này làm dân biểu liên bang, rồi làm bộ trưởng Thương Mại dưới thời Tổng Thống Bill Clinton và bộ trưởng Giao Thông dưới thời Tổng Thống George W. Bush. Ông Mineta là người viết lời tựa cho cuốn sách của tôi, “Việt Nam Đến Mỹ: Hành Tŕnh Mơ Ước” (Vietnam to America: My Journey of Dreams).
Biết đâu, 40 năm sau, San Jose có một người Việt Nam làm thị trưởng!
NV: Xin cảm ơn bà dành thời gian cho cuộc phỏng vấn.
Đỗ Dzũng/Người Việt (thực hiện)