Biến thể trên hạm của tiêm kích Mỹ tối tân F-35 Lightning II té ra không có khả năng hạ cánh lên boong tàu sân bay, báo cáo của Lầu Năm góc cho hay.
F-35C của Hải quân Mỹ không thể hạ cánh trên tàu sân bay?
Vấn đề là ở chỗ F-35C móc hạ cánh thả xuống của máy bay được bố trí quá gần càng máy bay nên phi công khi hạ cánh không phải lúc nào cũng móc được vào cáp hăm đà.
Theo báo cáo, F-35C đă tham gia 8 lần hạ cánh thử trên đường băng mô phỏng boong tàu sân bay mà không thành công lần nào. Báo cáo của Lầu Năm góc cũng chỉ ra rằng, F-35C sẽ không thể tiến hành phóng các tên lửa đối không AIM-132 ASRAAM mà Không quân Anh đang sử dụng.
Ngoài ra, Bộ Quốc pḥng Mỹ đưa ra phỏng đoán rằng, F-35C đă không được thích ứng để làm nhiệm vụ chi viện từ trên không, một trong những nhiệm vụ chính của không quân trên hạm. Báo cáo cho biết có một số tham số F-35C vẫn chưa được thử nghiệm, có nghĩa là ở đây có thể phát hiển ra những trục trặc nào đó.
Theo Lầu Năm góc, nếu trong thời gian ngắn không tiến hành thay đổi thiết kế máy bay, chương tŕnh chế tạo F-35C có thể gặp nguy cơ. Dự án có thể bị đóng cửa do chi phí nghiên cứu quá cao để thiết kế lại F-35C và thay đổi thiết kế của các máy bay đă lắp ráp.
Cần lưu ư là hiện nay 2 trong 3 chương tŕnh thuộc dự án F-35 đang bị nguy cơ đóng cửa. Tháng 1/2011, Lầu Năm góc đă ra thời hạn 2 năm để thử nghiệm biến thể cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng F-35B, trong thời hạn này, các kỹ sư phải sửa chữa tất cả những trục trặc và thiếu sót phát hiện được. Nếu các kỹ sư không hoàn thành đúng thời hạn, dự án sẽ bị đóng cửa.
F-35 do Công ty Mỹ Lockheed Martin phát triển với 3 biến thể F-35A CTOL (cất cánh thông thường), F-35B STOVL và F-35C CV. Mỹ dự kiến sản xuất tổng cộng 3.100 chiếc F-35, 2.473 chiếc trong số đó sẽ trang bị cho Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.
Anh dự kiến mua 50 F-35C để làm tiêm kích trên hạm duy nhất cho Hải quân Anh với giá 5 tỷ bảng (7,6 tỷ USD).
* Phú nguyễn (theo Lenta, vndefence)