Khi nói về nhân quả, giữa nhân và quả c̣n có duyên. Duyên là những cái trợ giúp, phụ vào để cho quả có mặt. Tuy nhiên, có những nhân chúng ta tạo không ra quả liền, và có những nhân chúng ta tạo ra quả ngay tức khắc. V́ vậy, đạo Phật có ba khái niệm: hiện báo, sinh báo và hậu báo.
Sớm ra kết quả hay ra kết quả tức khắc là hiện báo. Ví dụ, bây giờ ḿnh trồng dưa leo th́ bao lâu có trái ăn? Chỉ trong ṿng vài tháng hè thôi. Ḿnh trồng vạn thọ bây giờ th́ chừng một, hai tháng sau là có bông. Ḿnh táng người ta một bạt tai, người ta táng lại ḿnh một bạt tai. Đó là hiện báo. “Hiện” tức là hiện tại. Như vậy, những nhân sớm có quả là hiện báo.
C̣n sinh báo là ǵ? Là những nhân mà quả có mặt trong cùng một đời này. Có những nhân chúng ta tạo bây giờ nhưng không cho ra kết quả ngay tức khắc, cũng như có những loại cây không ra trái liền. Có cây một năm sau mới có trái, cũng có cây mười năm sau mới có trái, chẳng hạn như cây bưởi, cây sầu riêng. C̣n hậu báo là nhiều đời sau hay nhiều kiếp sau mới có quả.
V́ nhân quả có ba loại như thế, cho nên nhiều khi ḿnh thấy một nhân ǵ đó không ra quả ngay trong đời này, ḿnh liền không tin. “Tôi không tin ‘ở hiền gặp lành’, v́ tôi làm việc thiện mà gặp toàn việc xấu.” Việc thiện ḿnh làm chưa tạo ra quả do cái nhân, cái duyên chưa đủ. Cho nên mọi thứ đều phải đợi chín muồi.
Ngay cả khi trái có mặt trên cây rồi nhưng chưa chín th́ cũng không thể hái ăn liền được. Nếu ḿnh nôn nóng, hái nó xuống, đem vô giấu trong lu gạo hoặc dú khí đá th́ cũng được, nhưng trái cây này ăn sẽ không ngon. Làm sao nó mới ngon? Trái chín cây, tức là trái chín từ trên cây hái xuống mới ngon. Ḿnh ép nó chín cũng được, nhưng nó sẽ không ngon v́ không chín tự nhiên.
Cho nên đức Phật dạy: nhân quả có ba đời, tức là ba cách có mặt – hiện báo, sinh báo, hậu báo.
VietBFsưu tập