Lượng du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về Nam Cực tăng đột biến, bất chấp thời tiết khắc nghiệt. Việc di chuyển đến đây được cho là đang dễ hơn bao giờ hết.
Du khách được phép mục kích tảng băng tại Nam Cực bằng thuyền thám hiểm cỡ nhỏ. Ảnh: Thien Nguyen Ngoc.
Một buổi chiều đầy nắng tại vịnh Hanusse (nằm ngoài khơi bờ biển phía tây đảo Graham Land, Nam Cực), tàu du lịch thám hiểm Seabourn Pursuit từ từ tiến vào khu vực neo đậu, mũi tàu chậm răi chạm vào một lớp băng dày.
250 hành khách kéo ra ngoài ban công, dựa vào thành tàu xem chuyện ǵ đang diễn ra. Thủy thủ đoàn không vội vă ném xuồng cứu sinh như thảm họa đắm tàu Titanic, thay vào đó họ thông báo hành khách xuống thuyền, bắt đầu hoạt động đầu tiên tại Nam Cực - đi dạo trên băng và nâng ly champagne chào mừng du khách đến với cực nam của Trái Đất.
Tọa độ du lịch hấp dẫn
Nam Cực chứng kiến lượng khách tăng đáng kể từ trước Covid-19.
Theo CNN, Hiệp hội các nhà điều hành tour du lịch Nam Cực quốc tế (IAATO) bắt đầu theo dơi số lượng du khách đến thăm lục địa trắng từ đầu những năm 1990. Thời điểm đó, có khoảng 7.000 người tham quan điểm đến trên mỗi năm.
Con số bùng nổ trong khoảng nửa thập kỷ qua.
Du khách sẽ được uống rượu champagne chào mừng đến với Nam Cực. Ảnh: Jason Evans.
Mùa đông năm 2017, chưa đến 44.000 khách du lịch khám phá Nam Cực. Năm nay, lượng khách đă vượt ngưỡng 122.000 du khách.
Lục địa lạnh nhất Trái Đất hút khách nhờ việc di chuyển thông thoáng và mang lại cảm giác sang trọng.
Một vài thập kỷ trước, ai muốn đến cực nam phải lênh đênh trên những con tàu nhỏ, nhiều chiếc trong số đó từng là "máy cắt băng" từ Nga, Canada và các quốc gia vùng cực khác. Đặt được chân đến Nam Cực chẳng khác nào một trải nghiệm xa xỉ.
Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc các chuyến thám hiểm của Seabourn Robin West, thực hiện chuyến đi đầu tiên đến khu vực này vào năm 2002, cho biết nhiều chiếc thuyền hồi ấy được trang bị giường tầng và pḥng tắm chung và rất ít tàu có cửa sổ để nh́n ra bên ngoài. Trải nghiệm trên tàu thám hiểm ngày nay khác biệt hơn rất nhiều.
C̣n Colleen McDaniel, Tổng biên tập của Cruise Critic, nhận định các hăng tàu du lịch của Lindblad và National Geographic mở ra cơ hội khám phá Nam Cực cho du khách hơn một thập kỷ trước.
"Đội ngũ ấy là những người tiên phong trong việc mang trải nghiệm Nam Cực đến với đa dạng tệp khách", McDaniel nói.
Trong những năm gần đây, nhiều hăng du lịch đă chi hàng tỷ USD đầu tư vào tàu thám hiểm hạng sang, theo CNN.
Cảnh tàu Seabourn Pursuit chạm vào điểm neo đậu. Ảnh: Jason Evans.
Ví như Seabourn Pursuit và Venture. Cả hai đều có 9 nhà hàng, 8 pḥng chờ và quầy bar cho 250 hành khách trên tàu. Tất cả 132 cabin có cửa kính lớn, ban công giúp du khách dễ dàng mục kích những tảng băng hùng vĩ từ bên ngoài tàu.
Chưa hết, hành khách có thể lựa chọn ngồi trong tàu ngầm hay thuyền kayak khám phá Nam Cực khi đóng thêm khoản phụ phí. Sự khắc nghiệt của thời tiết cũng được xoa dịu bằng các thiết bị đặc biệt, đảm bảo độ ấm và khô ráo khi đi dạo cùng những chú chim cánh cụt và hải cẩu.
Quan ngại về môi trường
Trước làn sóng du lịch Nam Cực, một số chuyên gia cảnh báo về tác động môi trường, đáng chú ư là khi lượng khách tăng đột biến tại đây.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature năm 2022 chỉ ra rằng tuyết ở Nam Cực tan nhanh hơn do lượng du khách đến lục địa này.
Theo đó, muội than từ ống khói của tàu du lịch tỏa vào bầu khí quyền, sau đó bám vào bề mặt băng. Độ mịn của muội than hấp thụ ánh sáng mặt trời. Đó là nguyên do tuyết tan sớm.
Chim cánh cụt bơi tại Nam Cực. Ảnh: Jason Evans.
Một số nhà sinh thái học cho biết, sự xuất hiện ngày càng tăng của con người ở Nam Cực cũng dẫn đến nồng độ CO2 tăng bất thường tại khu vực vốn không quen với điều đó.
Về phần ḿnh, các nhà khai thác tàu du lịch cho hay đơn vị nhận thức sân sắc về tác động xấu đến môi trường tự nhiên.
Bằng chứng là hành khách sử dụng dịch vụ sẽ được nhận bản quy định về việc cấm mang theo thực phẩm hoặc chất gây ô nhiễm khi đến Nam Cực. Bên cạnh đó, một số hành vi như nằm trên tuyết, tiến gần động vật (để ngăn chặn vi khuẩn, vi rút từ người lây sang động vật hoang dă) cũng bị cấm.