Năm 2004, một mẫu vật rồng dài khoảng 30 cm được phát hiện tại Anh, báo chí nước này cho biết. Tuy nhiên, thực tế đây là 'tṛ lừa trong tṛ lừa'.
Mẫu vật rồng từng làm nước Anh dậy sóng 20 năm trước. Ảnh: Bảo tàng Truyện Oxford, Anh.
Tháng 1/2004, nhà văn người Anh Allistair Mitchell giới thiệu tới công chúng một con “rồng ngâm” đựng trong một chiếc hũ. Ông tuyên bố các nhà khoa học Đức đă tạo ra cá thể này trong thập niên cuối của thế kỷ XIX nhằm đánh lừa các nhà khoa học Anh.
Đây đúng là tṛ lừa, nhưng không phải nhằm vào giới khoa học Anh. Chính công chúng - và truyền thông trên khắp thế giới - mới là những người bị ông Mitchell lừa. Tác giả tṛ đùa đă chế tác “con rồng” này từ cao su nhằm quảng cáo một cuốn tiểu thuyết kỳ ảo về rồng do ông sáng tác.
“Tôi nghĩ rằng người trưởng thành 20 năm trước cả tin hơn trẻ con ngày nay”, ông Mitchell nói với BBC. “Các nhóm làm truyền h́nh đă đến cửa nhà chúng tôi. Tin tức lan truyền đến Pháp, Đức, Nhật Bản, Italy, Mỹ…, lan tới khắp thế giới. Mọi người đều đưa tin”.
Tṛ lừa tinh quái
Với sự trợ giúp của một công ty chuyên làm đạo cụ, ông Mitchell đă tạo ra con rồng từ cao su latex và dây rốn. Con rồng có đủ cánh, móng và đuôi và có giá 6.000 bảng Anh. Chiếc hũ đựng được chế tác bởi một nghệ nhân trên đảo Wight - người này không hề biết mục đích chiếc hũ sẽ được sử dụng.
“Tôi đă thử trên bạn bè ḿnh. Mọi người đều ‘ồ’”, ông Mitchell hồi tưởng.
Sau đó, ông đă nhờ một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chụp ảnh con rồng. “Tôi gửi những h́nh ảnh này tới tờ Evening Standard. Họ đăng tải câu chuyện vào thứ bảy. Sau đó, câu chuyện đă lan ra khắp thế giới”, ông nói.
Theo câu chuyện được ông Mitchell kể với báo giới, con rồng là món quà của người Đức trong thời kỳ mà các nhà khoa học hai nước Đức - Anh cạnh tranh nhau gay gắt. Các nhà khoa học Đức đă tạo ra mẫu vật, ngâm nó trong formaldehyde và gửi đến Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh.
“Ư tưởng của tôi là người Đức muốn làm cộng đồng khoa học Anh bẽ mặt bằng cách gửi một tṛ lừa đến Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh và đánh lừa giới tinh hoa Anh. May mắn là các nhà khoa học vĩ đại người Anh phát hiện ra tṛ lừa và ném mẫu vật vào ḷ lửa”, ông hồi tưởng.
Trong câu chuyện, mẫu vật sau đó được một công nhân khuân vác cứu. Ông đă giấu nó đi. Tới 20 năm trước, chiếc b́nh mới được cháu ông t́m thấy trong gara.
“Tôi đă đưa h́nh ảnh con rồng cho một người tại Đại học Oxford. Giống như tất cả những người khác lần đầu nh́n thấy con rồng, ông ấy nghĩ đây là điều tuyệt vời. Ông muốn đến vào giải phẫu con rồng”, ông Mitchell trả lời phỏng vấn Daily Express hồi năm 2004.
Bài báo của Daily Express năm 2004. Ảnh: BBC.
“Đây là ‘tṛ lừa trong tṛ lừa’”, ông nói, cho biết nhiều người đă “rất tức giận” khi sự thật được phơi bày. “Họ đă hy vọng rằng đây cuối cùng cũng là bằng chứng cho thấy loài rồng tồn tại. Và có những người khác vui mừng khi thấy đây là tṛ lừa bịp v́ nó đă khiến cộng đồng khoa học xao động”.
Từ câu chuyện tới bảo tàng
“Với những chiếc răng tí hon, móng sắc như dao cạo và hàm răng có thể thở ra lửa, con rồng con này dường như bước ra từ một cuốn tiểu thuyết của Tolkien (nhà văn nổi tiếng người Anh - PV)”, tờ Daily Express số ngày 24/1/2004 viết.
“Loài vật này, được ngâm trong một chiếc b́nh dường như chứa formaldehyde, đến từ một gara cũ tại Oxfordshire. Nó cao khoảng 12 inch (khoảng 30 cm) và, nếu duỗi thẳng ra, sẽ dài khoảng 40 inch (hơn 101 cm)”.
Chính nhờ sự nổi tiếng của tṛ lừa, con rồng từng được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh cả ở thủ đô London lẫn thành phố Oxford. Hiện tại, mẫu vật đang được trưng bày tại Bảo tàng Truyện Oxford trong một triển lăm liên quan đến rồng sau 20 năm được cất ở nhà ông Mitchell, theo Telegraph.
“Nh́n chung cộng đồng khoa học đón nhận nhờ niềm vui nó mang lại”, ông nói. “Chính công chúng c̣n khắt khe với nó hơn”.
Theo ông Daniel Clark, quan chức Bảo tàng Truyện Oxford, đây “thực sự là một câu chuyện trong câu chuyện.
“Là một bảo tàng, chúng tôi hoan nghênh trí tưởng tượng của trẻ em và các vị khách. Tuy nhiên câu chuyện này rất đáng kinh ngạc khi các t́nh tiết đan xen vào nhau một cách hoàn hảo, có lúc dường như vượt quá thực tế và kéo mọi người vào thế giới tuyệt vời của những chú rồng”, ông Clark nói.