Đau dạ dày là t́nh trạng bệnh lư rất phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau, vậy đâu là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị đau dạ dày?
Theo TS.BS Vũ Trường Khanh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, đau dạ dày là t́nh trạng bao tử bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc không thực sự bị tổn thương mà chỉ có rối loạn vận động của dạ dày và có tăng tiết axit dịch vị dạ dày.
Từ đó, bệnh gây ra các cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc tức tại vùng thượng vị. Cảm giác khó chịu này thông thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cơn đau kéo dài và dữ dội, đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.Đau dạ dày có thể xuất hiện tại vùng thượng vị ở chính giữa bụng, cũng có thể lệch sang bên trái hoặc bên phải, đau có thể lan ra sau lưng. Đau có thể gặp khi đói hoặc về ban đêm, cũng có thể đau sau khi ăn làm người bệnh cảm giác tức nặng, ấm ách không ăn được nhiều.
Bệnh đau dạ dày thường xuất hiện với nhiều triệu chứng đa dạng kèm theo như ợ chua hoặc trào ngược axit, buồn nôn, đầy hơi, ợ hơi, đôi khi kèm theo chất lỏng hoặc thức ăn có vị đắng, mùi hôi, hơi thở có mùi hôi hoặc chua.
Theo chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày như loét dạ dày tá tràng, viêm cấp tính niêm mạc dạ dày tá tràng, khối u ác tính tại thực quản dạ dày, chứng khó tiêu chức năng, thói quen ăn uống thiếu khoa học, stress và lo lắng kéo dài…
Nếu bệnh đau bao tử vẫn ở giai đoạn cấp tính, hầu hết các triệu chứng sẽ xuất hiện đột ngột nhưng cũng có thể chữa khỏi chỉ sau một vài tuần. Tuy nhiên, với t́nh trạng măn tính, cơn đau xuất hiện với tần suất thường xuyên và mức độ cũng nghiêm trọng hơn. Một số biến chứng tiềm ẩn nguy hiểm có thể xuất hiện gồm xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị.
Theo bác sĩ, tùy từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị đặc hiệu. Đối với nguyên nhân do loét dạ dày, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc ức chế bơm Proton làm giảm tiết axit để lành ổ loét.
Trường hợp loét dạ dày tá tràng , người bệnh cần dùng kháng sinh phối hợp với thuốc ức chế proton để điều trị. Đối với chứng khó tiêu chức năng, người bệnh có thể dùng đơn thuần thuốc ức chế proton hoặc phối hợp với các thuốc làm tăng vận động đường tiêu hóa để điều trị.
Đau dạ dày là t́nh trạng bệnh lư rất phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau. Bệnh có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lư, sinh hoạt cũng như sức khỏe.
V́ vậy, việc pḥng ngừa bệnh đau bao tử ngay từ sớm là hoàn toàn cần thiết. Một số giải pháp hữu ích có thể áp dụng như ăn chậm, nhai kỹ, tránh tiêu thụ các loại thực phẩm gây dị ứng, uống nhiều nước, tham gia tập luyện thể dục thể thao đều đặn, hạn chế tiêu thụ chất béo và các loại thực phẩm chế biến sẵn.
|