Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011

 
 
Thread Tools
Old 10-19-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Điểm qua một số nguyên nhân khiến lãi suất LNH tăng mạnh

Gần đây, LS LNH tăng mạnh, kỳ hạn qua đêm từ 12-13% tăng lên mức 17,5-18%, 1 tháng lên tới 22% từ mức quanh 15% trước đó, nguồn chào ra ngày càng khan hiếm. Theo quan điểm của tôi, có một số nguyên nhân chính khiến lãi suất LNH tăng mạnh thời gian qua:


(Nguồn: Reuters)

Thứ nhất, ngày 6/10, sau khi tăng lãi suất TCV lên 15% và lãi suất bù trừ trong thanh toán qua đêm LNH lên 16%, NHNN thể hiện chủ trương sẽ không hỗ trợ vốn giá rẻ cho các NHTM quản lý thanh khoản yếu kém như trước đây mà sẽ áp lãi suất phạt với các NH này. Các NH thanh khoản kém (thường là các NH nhỏ) sẽ phải tìm đến kênh hỗ trợ khác là thị trường LNH. Cầu vốn LNH qua đó tăng lên, tạo áp lực khiến LS LNH tăng.

Thứ 2, trong bối cảnh huy động từ TT1 giảm mạnh do bị áp trần lãi suất và bị kiểm soát gắt gao bởi thanh tra NHNN, một số NH đến hạn thanh toán các khoản vay LNH đã không thể chi trả đúng hạn, họ chấp nhận chịu phạt lãi suất trả chậm để duy trì khoản vay. Trước tình hình đó, các NH lớn (bên chào nguồn) trở nên thận trọng hơn với các khoản cho vay LNH, nhiều NH lớn đã giảm hạn mức cho vay LNH với các NH nhỏ và hạn chế chào nguồn dài hạn (cho thấy họ kỳ vọng lãi suất còn tăng), dẫn đến tình trạng nguồn càng khan hiếm trên thị trường LNH.

Thứ 3, Huy động dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới khi các khoản gửi của các DN lớn thường bị rút về để phục vụ nhu cầu vốn tăng mạnh vào cuối năm cũng như khi các khoản gửi ủy thác của các NH lớn tại các NH nhỏ đáo hạn. Các khoản gửi ủy thác thường có giá trị lớn, được các NH lớn thông qua các công ty liên kết gửi vào NH nhỏ để hưởng lãi suất cao (tháng 7-8, LS LNH thấp hơn lãi suất huy động TT1), nay bị áp trần LS 14% cùng việc giám sát chặt chẽ của NHNN, các khoản gửi này sẽ phải rút về khi đáo hạn. Áp lực thanh khoản lên các NH nhỏ sẽ tiếp tục tăng lên khiến họ luôn phải dự phòng các khoản vay để đảm bảo thanh khoản, cầu vốn LNH qua đó luôn duy trì ở mức cao.

Thứ 4, Gần đây, thông tin hàng loạt các vụ vỡ nợ tín dụng đen diễn ra ở khắp các tỉnh thành, đáng chú ý là vụ vỡ nợ OTC được cơ quan điều tra dự tính thiệt hại lên đến 5000 tỷ đồng. Theo nhiều nguồn tin, một số NH bị thiệt hại đáng kể, trong bối cảnh nợ xấu đang gia tăng mạnh thì nhiều NH thậm chí chưa kịp trích lập đủ dự phòng rủi ro. Họ ngoài việc phải rà soát lại các khoản cho vay trước đó còn phải tăng cường huy động/đi vay để cân đối nguồn, đảm bảo thanh khoản (đầu vào giảm, đầu ra không đòi được về). Huy động từ TT1 gặp khó khăn do cào bằng lãi suất khiến các NH này đổ dồn lên LNH tìm nguồn hỗ trợ, từ đó cũng tạo áp lực làm tăng LS LNH.

Trước tình hình đó, để hỗ trợ giảm căng thẳng thanh khoản trên thị trường LNH, NHNN đã tăng cường bơm ròng qua OMO. Khối lượng bơm ròng liên tục tăng mạnh trong các phiên gần đây (ngày 17/10 bơm ròng 7000 tỷ đồng, đưa lượng OMO outstading trên thị trường lên tới 44.000 tỷ đồng).

http://pgbankresearch.files .wordpress.com/2011/10/2.png?w=315&h=192
(Nguồn: Reuters)

Tuy nhiên, do kênh OMO chỉ bơm vốn cho các NH có nhiều giấy tờ có giá (thường là NHQD, TMCP lớn vốn thanh khoản tốt hơn nhiều so với các NH nhỏ). Do đó, dòng vốn giá rẻ đó có đến được với các NH nhỏ đang căng thẳng thanh khoản hay không còn phụ thuộc vào “thiện chí” của các NH lớn.

Song song với việc bơm vốn qua OMO, NHNN luôn sẵn sàng hỗ trợ các NH nhỏ qua các kênh TCV, tuy nhiên, về cơ bản các NH nhỏ cũng rất khó tiếp cận kênh hỗ trợ này do số lượng hợp đồng tín dụng trong các lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu và sản xuất hàng công nghiệp phụ trợ của họ ít. Ngoài ra, các điều kiện đi kèm TCV như phải cam kết giảm tăng trưởng tín dụng, bị kiểm soát gắt gao các hoạt động kinh doanh cũng khiến các NH nhỏ e ngại trong việc tìm đến NHNN để được TCV dù gặp rất nhiều khó khăn về thanh khoản.

Do đó, về cơ bản, nếu không có “thiện chí giúp đỡ” của NH lớn hay sự nới tay của NHNN, thanh khoản của các NH nhỏ sẽ tiếp tục căng thẳng. LS LNH nhìn chung có thể giảm nhẹ (do NHNN vẫn có thể bơm OMO hỗ trợ lên tới 150.000 tỷ VND, gấp 3 lần số hiện tại) nhưng sẽ vẫn duy trì ở mức cao.

Theo quan điểm của tôi, việc NHNN không đưa vốn giá rẻ đến trực tiếp các NH thiếu nguồn khiến LS LNH vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chủ trương giảm LS cho vay nhằm hỗ trợ DN vốn đang rất khó khăn sau gần 1 năm thắt chặt tiền tệ. Trong bối cảnh nhu cầu vốn cuối năm càng tăng cao thì việc dư nợ tín dụng giảm trong tháng 9 đã gióng 1 hồi chuông cảnh báo về nguy cơ sản xuất đình trệ trong thời gian tới. Nếu LS LNH vẫn duy trì ở mức cao, thậm chí cao hơn lãi suất cho vay DN thì các NH lớn sẽ chẳng mặn mà với việc thúc đẩy dư nợ tín dụng cuối năm. (DN sẵn sàng vay LS cao sẽ ẩn chứa rủi ro cao, thậm chí rơi vào khả năng đảo nợ các khoản vay…, DN làm ăn lành mạnh thì chưa chắc chấp nhận được mức lãi suất cao như vậy trong bối cảnh mọi chi phí đầu vào đều đã tăng cao)

Ngoài ra, khi duy trì LS cao trong 1 thời gian dài, cùng với chủ trương tiếp tục siết chặt tín dụng phi sản xuất (BDS, CK) từ giờ đến cuối năm (tỷ lệ giảm từ 22% xuống còn 16%), số vụ vỡ nợ tín dụng đen, tín dụng có liên quan đến NH được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Các NH bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi xu hướng nợ xấu gia tăng chính là các NH nhỏ vốn cho vay BDS nhiều và quản lý thanh khoản yếu kém. Nếu tình hình tiếp cận vốn tiếp tục khó khăn, khả năng các NH này đứng trước nguy cơ vỡ nợ không còn xa. Do tính nhạy cảm và hiệu ứng lan tỏa trong hệ thống NH, việc NHNN siết chặt quá với các NH này có thể gây ra những đổ vỡ dây chuyền, thậm chí có nguy cơ ngoài tầm kiểm soát. Do đó, mặc dù các chính sách cứng rắn của NHNN hiện tại nằm trong chủ trương tái cấu trúc hệ thống NH nhưng theo quan điểm của chúng tôi, để tránh ném chuột vỡ bình, NHNN có thể sẽ cân nhắc tạm thời hỗ trợ các NH nhỏ, vừa là đẩy vốn ra nền KT, hỗ trợ DN trước khi tình hình nợ xấu của cả DN và các NH vượt ngoài tầm kiểm soát.

http://pgbankresearch.wordpress.com
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	12
Size:	10.4 KB
ID:	325992  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.