- Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ hôm qua (5/4) đă bắn một “tàu ma” của Nhật Bản nhằm t́m cách đánh ch́m con tàu này sau khi nó trôi nổi ngoài khơi Alaska suốt từ thảm họa sóng thần Nhật Bản hồi năm ngoái đến giờ, gây nguy hiểm cho các con tàu đi lại trong khu vực.
Con tàu bị bỏ hoang được người ta gọi là “tàu ma” đă được phát hiện lần đầu tiên ở ngoài khơi bờ biển Canada hôm 24/3 vừa rồi. Nó đă trôi nổi theo ḍng chảy của biển như thế hàng ngàn km ở Thái B́nh Dương sau khi xảy ra thảm họa kép động đất-sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản hồi tháng 3 năm ngoái.
"Lư do chúng tôi muốn đánh ch́m con tàu ma đó là v́ nó đang gây nguy hiểm lớn cho hoạt động hàng hải trong khu vực”, bà Sara Francis, một nữ phát ngôn viên của Lực lượng Bỏa vệ Bờ biển Alaska, cho AFP biết.
"Con tàu đó dài khoảng từ 45 đến 60m. Không có người hay bất kỳ ánh sáng nào trên đó. Con thuyền này đă trôi nổi suốt thời gian qua. Vào buổi tối, nó trở thành mối nguy hiểm cho các c̣n tàu khác đi qua khu vực", bà Francis nói thêm.
Những người chủ của con “tàu ma” Nhật Bản nói trên cho biết, họ không muốn đưa con tàu đó trở về. Sáng sớm ngày hôm qua, một đội thủy thủ của Canada đă cố gắng t́m cách cứu con tàu nhưng sau khi kiểm tra kỹ càng họ đă từ bỏ ư định này. Và một chiến dịch đánh ch́m con tàu bắt đầu.
"Ngay lúc này, chúng tôi vừa bắn xong loạt đạn đầu tiên”, ông Kip Wadlow, hạ sĩ quan thuộc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Alaska, cho biết.
"Sau khi kết thúc loạt đạn, sẽ có một đến hai giờ để các thủy thủ đến đó t́m hiểu xem tác động của nó đến con tàu như thế nào. Từ đó, chúng tôi sẽ tính toán bước tiếp theo, ông Wadlow cho biết thêm.
Theo lời hạ sĩ quan nói trên, nếu phải cần đến loạt đạn thứ hai, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển sẽ phải cần thời gian để chuẩn bị và sau đó là đánh giá kết quả. Mọi việc sẽ tiếp tục cho đến khi con tàu bị đánh ch́m hoàn toàn, ông Wadlow nói.
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Alaska bảo đảm rằng sẽ không có nguy hại ǵ đến môi trường từ con tàu của Nhật Bản.
Chiếc “tàu ma” của Nhật nằm trong khoảng 20 triệu tấn rác rưởi và là thứ rác lớn nhất trôi dạt đến bờ biển Mỹ từ sau thảm họa động đất-sóng thần Nhật Bản hồi năm ngoái.
Kiệt Linh - (theo AFP)