Cách đây một thời gian, dư luận xôn xao về việc thương lái cổ vũ nông dân nuôi đỉa tại ruộng. Rất nhiều khuyến cáo của giới khoa học được đưa ra để cảnh báo hiện tượng nói trên. Vậy thực sự đỉa có đáng được nuôi không, chúng có lợi hay có hại?
Thêm vào đó, lại thêm một tin đồn về việc bánh kẹo có đỉa bên trong, khiến con người ăn vào và sẽ bị đỉa "chui nhung nhúc" vào trong cơ thể. Điều này có là sự thực?
|
H́nh ảnh những con đỉa con chui ra từ tổ kén. |
Chúng ta sẽ có câu trả lời khi đột nhập vào nhà máy sản xuất đỉa dưới đây:
Những bức ảnh này được chụp tại trung tâm nghiên cứu đỉa y học tại làng Udelnaya, cách thủ đô Moscow, Nga khoảng 30km. Trung tâm được xây dựng từ năm 1937, tại đây, người ta nuôi đỉa trong môi trường nhân tạo, sản xuất chúng với quy mô lớn nhằm mục đích phục vụ chăm sóc y tế.
Đỉa là sinh vật sống dưới nước thuộc ngành giun đốt. Thức ăn của chúng là máu động vật như trâu ḅ, thậm chí là con người.
Gần giống như giun đất, một số vị trí nhất định trên cơ thể đỉa khi bị tổn thương có thể tái sinh, tạo ra một con đỉa mới. Dân gian thường lầm tưởng và gọi đó là khả năng “tái sinh vô hạn” của đỉa.
Trên diện tích 2.500m vuông, trung tâm Udelnaya hiện nuôi khoảng 3,5 triệu cá thể “đỉa thuốc” dùng trong y học và chế tạo mỹ phẩm. Chúng gồm khoảng 400 loài, đủ các màu sắc: xanh lục, đen, nâu. Con dài nhất từng được ghi nhận có kích thước lên tới 35cm.
Đỉa có 10 mắt song chúng không nh́n rơ bất cứ h́nh ảnh thực tế nào. Chúng nhận diện con mồi một cách hoàn hảo là nhờ khả năng ngửi, nếm và cảm ứng phát triển rất tốt.
Bên ngoài vẻ đẹp trông không tới nỗi nào, đỉa sở hữu một vũ khí bí mật: giác hút. Trong đó có khoảng 3 hàm, mỗi hàm có 90 răng.
Đỉa dùng giác hút để cắn con mồi và bám chặt vào hút máu, bám chắc tới nỗi rất khó dùng tay để rút nó ra khỏi vật chủ.
Vết cắn của đỉa rất ngọt, có h́nh chạc chữ Y. Người phương Tây ví đỉa là "ma cà rồng" trong giới động vật bởi nó chỉ buông tha con mồi khi đă no máu.
Khi cắn, đỉa tiết nước bọt chứa analgetics và enzyme hirudin. Analgetics gây tê cục bộ, sinh vật bị cắn không cảm nhận được vết thương. C̣n hirudin chống đông máu, giúp đỉa hút máu khỏe hơn, nhanh hơn.
Điều nguy hiểm ở đỉa là do hút máu, chúng có thể mang trong ḿnh virus viêm gan B cũng như HIV cùng nhiều loại kí sinh trùng gây bệnh khác. Nếu con người bị đỉa cắn mà không biết cách lấy nó ra, nó có thể truyền bệnh sang chúng ta. Tuy nhiên, trường hợp như thế khá hiếm và thế giới ghi nhận chưa nhiều.
Trong trường hợp đỉa thâm nhập được vào cơ thể con người, đỉa chỉ có thể tồn tại được duy nhất trong môi trường hô hấp không có chất men, axit và kiềm như: mũi, xoang và phế quản. Khi đỉa vào đến các bộ phận khác trong cơ thể con người, đỉa sẽ tự chết do bị tiếp xúc với môi trường axit, kiềm có trong các bộ phận này.
Tuy nhiên, đỉa cũng được coi là một phương thuốc tốt trong y học ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Thầy thuốc Nicander ở Colophon, Hy Lạp cổ đại là người đầu tiên được ghi nhận dùng đỉa trị bệnh vào năm 200 TCN. Ngày nay, phương pháp dùng đỉa trong y học được gọi là Hirudotherapy.
Tại Udelnaya, đỉa được nuôi trong những b́nh lớn có dung tích 3 lít, trên bịt vải chặt để chúng không “xổng chuồng”.
Sau khi xuất xưởng, chúng được dùng để hút máu của người bệnh, giảm đông máu khi tiết ra hirudin, giảm bớt áp lực máu khi suy tĩnh mạch, kích thích quá tŕnh tái tạo tại những bộ phận có lưu lượng máu lớn như mí mắt, tai và ngón tay.
Trong quá tŕnh nuôi dưỡng, đỉa được hưởng những điều kiện chăm sóc tốt nhất. Chúng ưa nước sạch nên 2 lần một tuần, nước trong b́nh được thay, làm sạch tạp chất, khử kim loại nặng và đun nóng tới nhiệt độ lư tưởng.
Thức ăn của đỉa ở trung tâm phải là loại hảo hạng, mua tại các cơ sở giết mổ có uy tín.
Đỉa nuôi làm thuốc như ở đây th́ chỉ có máu sạch của động vật khỏe mạnh mới dùng làm thức ăn cho chúng được.
Vào giai đoạn lớn, đỉa ăn nhiều hơn, chúng ngốn lượng máu nặng gấp 5 lần cơ thể và no suốt trong ṿng 3-4 tháng.
Tuổi thọ trung b́nh của đỉa là khoảng 6 năm. Đất là môi trường sinh sản lư tưởng cho chúng. Đỉa lưỡng tính, khi sinh sản chúng làm thành kén giống như sâu vậy. Trung b́nh một tổ kén sinh ra 10-15 đỉa con.
Hiện nay, không ít các quốc gia phát triển cho phép việc mua bán, sử dụng đỉa với mục đích y học. Năm 2004, Cục quản lư dược và thực phẩm Mỹ đă cho phép trao đổi thương mại mặt hàng “gớm ghiếc” này.
Công ty Ricarimpex SAS của Pháp thậm chí c̣n được nhận FDA từ chính phủ Hoa Kỳ cho việc sản xuất “đỉa thuốc” quy mô lớn.
Trả lời cho câu hỏi đặt ra ở đầu bài, th́ rơ ràng, nếu đỉa nuôi ở ruộng th́ không thể sử dụng với mục đích y học được. C̣n với việc thông tin bánh kẹo có đỉa bên trong và con người khi ăn phải sẽ bị đỉa ḅ "nhung nhúc" khắp người, điều này hoàn toàn bất hợp lư. Đỉa và tổ kén của đỉa con không thể sinh sôi trong môi trường axit là dạ dày con người.
vnn