Tôi đến thăm Bà Ngô Đ́nh Nhu vào lúc 2 giờ trưa ngày 16 tháng 3 năm 2002 tại kinh thành Paris của nước Pháp. Nắng êm dịu vừa lên sau buổi sáng ẩm ướt của những ngày đầu Xuân và Paris th́ lúc nào cũng chật ních những người và xe.
5-11-1963 Bà Nhu tại California, vài ngày sau cuộc đảo chánh
Thành phố có cả một kho tàng bảo vật và huyền thoại. Ở đây người đi bộ đầy đường với những tiệm ăn và quán cà phê nối tiếp chạy dài cả dẫy phố. Người Paris nhà h5 và ham muốn hưởng thụ, chậm chạp nhưng thon thả hơn người Seattle. Cuộc sống thư giăn chậm chạp của những ông Tây bà Đầm là niềm ước mơ của những người luôn phải vội vă lập cập với tốc độ từ sáng sớm đến nửa đêm ở Cali hay Texas.
Bà Nhu ở một ḿnh trong một đơn vị gia cư (apartment) của một ṭa nhà mới xây gần tháp Eiffel. Nói là mới để phân biệt với những chung cư san sát ở Paris đă được xây cả đến vài ba thế kỷ với những đường nét hoa văn cổ kính. Chung cư Bà Nhu ở có những nét kiến trúc đương đại giống như một cái hội khổng lồ bằng kính, có lẽ đă được tạo dựng từ 30 đến 40 năm. Bà Nhu là sở hữu chủ hai (02) đơn vị gia cư ở trên tầng lầu thứ 11 của ṭa nhà cao tầng ở khu vực có địa thế rất đẹp và đắt tiền nhất thủ đô Paris, ngay giữa cái nôi của văn hóa và chính trị thế giới. Nơi đây , một tấc đất chẳng biết giá tới mấy chục hay mấy trăm tấc vàng. Cả vùng này hầu như là nơi cư ngụ của các nhân viên và phái đoàn ngoại giao trên đất Pháp. Bà Nhu ở một đơn vị và cái thứ hai cho thuê để lấy tiền sinh sống. Đó là lợi tức duy nhất của Bà, cũng tiệm tạm đủ sống và không cần nhờ vả đến các con. Bà sống ẩn dật, đi về lẻ loi thầm lặng đến nỗi một khuôn mặt quen thuộc của cộng đồng người Việt quốc gia ở Paris là cựu Trung Tướng Trần Văn Trung vẫn nghĩ là Bà Nhu sống ở bên Ư.
Trên đường đến thăm Bà Nhu, tôi vẽ ra trong đầu óc qua h́nh ảnh của những chung cư đắt tiền ở New York hay San Francisco đă xem trên những tạp chí chuyên về địa ốc ở Mỹ và nghĩ là nơi cư ngụ của Bà Nhu chắc phải sang trọng lắm. Những apartment của Jacqueline Kennedy hay Joyn Lennos ở New York và của các tay tài phiệt ở San Francisco gợi cho tôi một náo nức mong chờ. Các cụ ḿnh ngày xưa vẫn nói “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây” th́ chắc là đă có một so sánh cẩn trọng. Tôi bước đi vội vàng với những lung linh nơi lănh địa của giới thượng lưu. Những ḍng họ quư tộc từ bao nhiêu đời cấu trúc nên vẻ hào nhoáng phong nhă của kinh thành Ánh Sáng và dân cư ngụ dù ở chân trời góc biển nào lưu lạc tới đây cũng được nhận lănh ấn tích của người Paris.
Chiếc thang máy nhỏ hẹp vừa đủ chỗ đứng cho một ông Mỹ quá khổ đưa tôi lên tầng 11 của ṭa nhà cao tầng. Bà Nhu mở cửa đón khách trong chiếc áo kimono Nhật mầu xanh nước biển, khuôn mặt trang điểm kỹ lưỡng với giọng nói đặc Huế không vồn vă mà cũng chẳng quá lạnh nhạt. Bà Nhu sắp vào tuổi 80 nhưng rất khỏe mạnh. Bà đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng. Có người nói từ năm 1963 đến nay Bà chẳng già đi chút nào. Thật ra đó chỉ là một lối nói để diễn tả sức khoẻ sung măn của một người tuy đă nhiều tuổi đời nhưng văn giữ được vóc dáng linh hoạt và nét mặt không có những nếp nhăn theo thời gian. Tuy nhiên “cái già” cũng vất vưởng đâu đó trên khoé mắt vành môi. Khi Bà cười th́ khuôn mặt trông rất tươi trẻ phô bầy bộ răng trắng vẫn c̣n đầy đủ trong t́nh trạng hoàn hảo.
Chỗ ở của Bà Nhu tuy không nghèo nàn nhưng chẳng có ǵ đáng nói, ngay cả không bằng cái apartment mà tôi thuê mướn ở ngoại ô thành phố Seattle vào mùa Đông năm 1975 khi vừa đến Mỹ. Đơn vị gia cư của Bà Nhu rất tầm thường giống như những apartment rẻ tiền ở Mỹ với hai pḥng ngủ và một diện tích nhỏ làm pḥng khách. Phía tay trái lối đi từ của ra vào là nhà bếp. Trên tường pḥng khách treo vài khung h́nh lớn có những tấm h́nh Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, Đức Cha Ngô Đ́nh Thục, Ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu, cô trưởng nữ Ngô Đ́nh Lệ Thủy và nhiều người thân tộc đă quá văng. Khoảng trống phía bên tay phải là pḥng khách có một bộ xa lông, bên cạnh kê bàn ăn với 6 cái ghế. Bộ bàn ghế này và cài cái tủ nhỏ kê ngoài pḥng khách làm bằng gơ gụ mầu đ3n với những nét chạm trổ Việt Nam quen thuộc. Bà Nhu cho biết trước kia thân sinh là ông Bà Trần Văn Chương có một apartment ở Paris và những đồ đặc này được mang từ Việt Nam qua, lâu lắm rồi. Khi hai cụ thân sinh bán cái apartment đi thi cho Bà Nhu bộ bàn ăn và hai cái tủ nhỏ này. Tôi đă đọc mấy bài báo nói về khiếu thẩm mỹ của Bà Nhu qua việc sắp xếp và trang hoàng Dinh Độc Lập. Giờ này được đứng ngay giữa cơ ngơi của riêng Bà mà chẳng thấy một “công tŕnh” nào xem cho bắt mắt, có thể v́ điều kiện tài chánh hay thời trưng diện của Bà đă qua.
Đứng ở nhà bếp nh́n ra ngoài có cảm tưởng như tháp Effeil sát ngay bên cạnh khung cửa kính. Tôi tiếc thầm, phải như pḥng khách mà được xếp đặt ở chỗ này th́ đẹp biết bao. Ngồi đây nhâm nhi ly cà phê nh́n thiên hạ từ khắp nơi trên thế giới đổ xô đến chân tháp chờ lên thang máy nh́n cả kinh thành Paris. Ngày như đêm lúc nào cũng là hội hè đ́nh đám. “Vui với cái vui của thiên hạ” chắc ḷng ḿnh cũng phần nào đỡ trống trải. Có lẽ cũng v́ vậy mà pḥng ngủ bên cạnh nhà bếp có kê một bộ xa lông để bù đắp lại sự thiếu sót to lớn của người thiết kế khu chung cư. Pḥng ngủ thứ hai là chỗ làm việc của Bà Nhu với đủ loại sách báo. Cả đơn vị gia cư của một người sống lẻ loi một ḿnh không có c9d61n một cái giường nhỏ. Buổi tối Bà Nhu trải một cái chăn trên nền nhà, ở một chỗ nào đó trong “căn hộ” nhỏ hẹp để nghỉ qua đêm. Bà không ngủ trên giường nệm nên mặc dầu đă lớn tuổi mà vẫn giữ được lưng thẳng và đi đứng nhanh nhẹn mạnh dạn.
Bà Nhu mời tôi ngồi trên một cái ghế ngay đầu bàn ăn cạnh khu pḥng khách. Bà ngồi ghế đối diện, chân trái gác lên một chiếc ghế thấp hơn. Bà nói kỳ này khí hậu thay đổi bất thường nên cái chân hơi bị đau v́ vết thương ngày trước. Bà Nhu bị gẫy chân trái trong vụ hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử ném bom Dinh Độc Lập vào ngày 27 tháng 2 năm 1962. Sau này bà đang đi bộ th́ trượt chân ngă và cũng cái chân trái này bị gẫy lần thứ hai. Mặc dầu Bà không gặp khó khăn ǵ khi đi đứng nhưng đôi khi cũng thấy khó chịu.
Đối với tôi đây chỉ là một cuộc thăm viếng thường t́nh giữa người đồng hương nơi xứ lạ. Tôi không có ư định phỏng vấn Bà Nhu và và chắc chắn Bà sẽ không được tự nhiên, thoải mái khi phải đóng khung trong những câu hỏi của một cuộc phỏng vấn. Phần khác tôi cũng không muốn khơi lại những đau thương mà Bà phải gánh chịu trong cơn băo táp lịch sử và bể oan cừu cay nghiệt của cuộc đời. Tôi muốn cuộc thăm viếng không bị g̣ bó và trói buộc vào một chủ đề, đồng thời cũng không muốn t́m ṭi những ǵ mà cá nhân tôi và rất nhiều người được nghe đủ loại chuyện tốt xấu về Bà mà chẳng biết hư thực ra sao, và từ những mù mờ đó đă có biết bao câu hỏi về một người đàn bà một thời xe ngựa thênh thang. Tôi muốn câu chuyện được tự nhiên và để Bà chủ động bất cứ những ǵ Bà muốn nói. Tôi có thể dùng những tiểu xảo của kỹ thuật phỏng vấn “gài” Bà vào những sơ hở để thỏa măn những ǵ tôi muốn biết hoặc chỉ nghe đồn thôi. Tôi đă không làm như vậy v́ ḷng kính trọng đối với Bà và lương tâm ngay lành của tôi.
Tôi mở đầu câu chuyện bằng mấy lời xă giao thông thường, kính chúc bà luôn được mạnh khỏe an vui. Bà bắt đầu nói về lai lịch nơi hiện cư ngụ. Rất nhiều người biết qua báo chí chuyện một người Pháp giầu có biếu Đức Tổng Giám Mục Ngô Đ́nh Thục một món tiền lớn và Đức Cha Thục đă cho Bà Nhu để mua một đơn vị gia cư trong ṭa nhà cao tầng này và sau đó Bà dành dụm mua thêm được một đơn vị nữa. Sự thật không phải như vậy. Bà Nhu trực tiếp nhận được một số tiền rất lớn từ một vị ân nhân ẩn danh. Có tiền trong tay, Bà đă nhờ một cựu bộ trưởng thời chính phủ De Gaulle giúp mua liền một lúc hai đơn vị gia cư này. Vào những năm mà người Việt vượt biển ra đi một cách rầm rộ gần như công khai, Bà Như cho mấy thanh niêm mới bơ vơ đến Pháp tạm trú ở đơn vị gia cư thứ hai và không lấy tiền thuê mướn hay bất cứ chi phí điện nước nào cả. Một thời gian sau những thanh niên này t́m được thân nhân hay v́ nhu cầu công việc ra đi tạo lập đời sống mới th́ Bà Nhu cho một nhà ngoại giao Nhật Bản thuê mướn cho đến ngày nay. Vị ân nhân tặng Bà Nhu số tiền kếch xù đó là Bà Capaci, một cư dân thành Milan nước Ư và cũng là một trong bẩy người phụ nữ giầu nhất thế giới. Bà Nhu chưa được một lần gặp vị ân nhân này và măi đến bốn năm sau khi Bà Capaci tạ thế Bà Nhu mới được biết tên cũng như thanh thế và sự nghiệp của người đă gia ân cho ḿnh.
Trên bức tường ngăn pḥng khách và nhà bếp có treo tấm h́nh đen trắng ngôi nhà của Ông Bà Nhu ở Đàlạt, tôi kể cho Bà nghe chuyến đi về Việt Nam nhân dịp Tết Tân Tỵ, lần đầu tiên sau 26 năm vội vă ra đi lánh nạn cộng sản. Tôi đă đi ĐàLạt, ghé lại thăm ngôi nhà xưa của thời trung học, bước qua đướng đứng nh́n nhà Ông Bà Nhu một lúc lâu. Ngôi nhà của Ông Bà Nhu hiện không có người ở nhưng được bảo quản khá tốt, không thấy những đổ vở hoang tàn v́ thời gian hay qua những biến động. Hiện nay Bà Nhu không có ư định về thăm Việt Nam mặc dầu Bà được nhà cầm quyền Hà Nội đánh tiếng cho biết là nếu Bà muốn về th́ cũng chẳng có trở ngại ǵ. Những kỷ niệm về một nơi chốn thân thương xa xưa gợi lại miền kư ức dấu ái, Bà nói “tôi gặp Ông Cố Vấn năm 16 tuổi, đến năm 18 tuổi th́ làm đám cưới”. Bà có vẻ buồn khi nói đến ngôi nhà ở Đà Lạt. Một vùng trời mộng mơ với những kỷ niệm của ngày tháng êm đềm nơi sứ sương mù vẫn c̣n vương vất đâu đây. Khi nói về những người con th́ Bà Nhu có vẻ bẳng ḷng với chút hănh diện. Tôi cố t́nh không hỏi ǵ về trưởng nữ Ngô Đ́nh Lệ Thủy đă bị chết thảm trong một tai nạn xe cộ trên xa lộ ṿng đai của Paris. Rất có thể đây là một âm mưu quốc tế c̣n nhiều nghi vấn chưa được sáng tỏ và tôi cũng không muốn khơi lại những kỷ niệm đau buồn để rồi những giọt nước mắt của bà mẹ lại một lần nữa ướt đẫm trên khuôn mặt đă có quá nhiều khổ đau. Ông con trai lớn Ngô Đ́nh Trác tốt nghiệp kỹ sư canh nông, năm nay cũng đă 55 tuổi, lấy vợ người Ư và có bốn con, ba trai một gái. Bà Nhu nói về những đứa cháu nội, con trai của Ông Trác, trong niềm vui “cao một mét tám, to lớn và đẹp trai lắm”. Vợ ông Trác thuộc gịng dơi quư tộc rất giầu có. Ông Trách rất đam mê công việc trồng trọt chăn nuôi và đă chế tạo được nhiều dụng cụ nông cơ thích hợp cho việc canh tác những thửa đất nhỏ. Gia đ́nh Ông Trách sở hữu một biệt thự to và rất đẹp trong nội thành La Mă. Ngôi biệt thự này có cách cấu trúc và dáng dấp như một tu viện. Bà Nhu đă ở đấy nhiều năm nên rất nhiều người lầm tưởng rằng Bà đă tá túc ở một tu viện Công giáo trong khoảng thời gian dài.
Người con trai thứ hai là Ngô Đ́nh Quỳnh cũng đă trên 50 tuổi, tốt nghiệp trường E.S.E.C. (École Suprrieure de l’Econmie yet du Commerce) chứ không phải trường H.E.C. (Hautes Etudes Commerciales) như rất nhiều báo chí và sách vở đă sai lầm. E.S.E.C. là trường tư đào tạo các chuyên gia kinh tế và tài chánh cao cấp, có học tŕnh gay gắt và học phí rất cao. Sinh viên được nhận vào học trường này phải vượt qua những cuộc thi cử cam go và sau khi tốt nghiệp được các cơ quan kinh tế và tài chánh trên toàn thế giới trọng vọng . Khi Ngô Đ́nh Quyền học trường này Bà Nhu đă không đủ khả năng trả học phí nên phải làm giấy xin nợ tiền học. Hiện ông Quỳnh làm đại diện thương mại cho một số công ty Hoa Kỳ ở Bruxelles, thủ đô nước Bỉ. Ông Quỳnh không lập gia đ́nh. Bà Nhu cười nói “Ông Quỳnh giống Bác”, hàm ư sống độc thân như Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Đang lúc tôi nói chuyện với bà Nhu th́ một thiếu nữ người Pháp gơ cửa bước vào với một xấp h́nh trên tay. Cô bé 17 tuổi này vừa trở về sau chuyến đi làm công việc thiện nguyện giúp các thanh nữ Phi Luật Tân bị bệnh AIDS. Tất cả chi phí cho chuyến đi của cô bé này do ông Ngô Đ́nh Quỳnh đài thọ. Cô bé có những lọn tóc mầu hạt dẽ khoe những tấm h́nh chụp chung với các nạn nhân của căn bệnh thời đại và ước mong sẽ được trở lại thủ đô của nước Phi Luật Tân để tiếp tục công viêc bác ái. Bà Nhu nói ông Quỳnh sống đạm bạc và rất tích cực trong những hoạt động từ thiện nên ước vọng của cô bé chẳng phải là một giấc mơ.