Trời, Đất, Sự Vật, Bản Ngă: Những Âm Điệu Cổ Xưa của Đàn Cổ Cầm
NEW YORK- Đàn Cổ cầm – một trong những nhạc cụ Trung Hoa cổ xưa nhất đă từng bị cấm trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng ngày nay, nghệ thuật tŕnh diễn nhạc cổ cầm đang hồi sinh. Nhiều trí thức Trung Quốc và các nước khác rất thích t́m hiểu nhạc cụ tao nhă này.
Bậc thầy về cổ cầm, ông Yuan Jungping , tŕnh diễn trong buổi hội đàm tại New York tháng 2 năm 2010. (Henry Chan/Epoch Times)
Cổ cầm thuộc họ đàn tam thập lục và được cho là có độ tuổi ngang với nền văn minh 5000 năm ở Trung Hoa. Ban đầu nó chỉ được gọi là qin (cầm), nhưng về sau được thêm vào chữ “gu”, có nghĩa là “cổ”, tách biệt nó khỏi rất nhiều các loại nhạc cụ có dây của phương Đông và phương Tây thường được gọi là “cầm”. Các ghi chép từ triều đại đầu tiên đă viết lại rằng một á thần đă tạo ra Cổ cầm.
Cổ cầm ban đầu được sử dụng như một phương thức để con người giao tiếp với các vị thần, nhưng sau đó nó đă trở thành một nhạc cụ dành cho các lễ nghi
Bậc thầy cổ cầm Yuan Jungping kể lại: “Ngày xưa có những lúc thời tiết khắc nghiệt, mưa quá nhiều hoặc quá [khô hạn], tiếng đàn cổ cầm cất lên đă khiến thiên nhiên trở nên ôn hoà hơn –theo một cách nào đó, chúng ta c̣n đang sống hôm nay nhờ có đàn cầm.”
Ông Yuan cho biết cổ cầm ban đầu được sử dụng như một phương thức để con người giao tiếp với các vị thần, nhưng sau đó đă trở thành một công cụ dành cho các nghi lễ. Ngày nay, đa số con người xem cổ cầm như một nhạc cụ. Ông Yuan tin rằng người ta có thể trấn định, tu dưỡng và đề cao bản thân qua việc tập luyện cổ cầm. Nó có thể dung ḥa cả trời, đất, tất cả các sự vật và cả chính bản thân ḿnh.
Ông Yuan hiện là chủ tịch sáng lập của Hiệp hội đàn cầm New York, và hiện đứng đầu Hiệp hội Cổ cầm Trung Hoa cũng như Pḥng Ḥa nhạc Đàn cầm Đài Bắc ở Đài Loan. Ông học chơi cổ cầm từ những bậc thầy nổi tiếng như Sun Yuqin và Wu Zhaoji, các nhân vật hàng đầu của trường đàn cầm Wu.
Những Buổi Diễn Đi Vào Ḷng Người
Vào tối ngày 13 tháng 9, Hiệp hội Đàn cầm New York và những người bạn tập trung tại Tam Bảo, một nơi có không gian tĩnh lặng tại làng Đông, để cùng chia sẻ những giai điệu cổ xưa.
Yuan sống ở Đài Loan và hay viếng thăm Trung Quốc, v́ vậy ngày càng hiếm khi thấy ông ở nơi nào khác ngoài hai nơi này. Khi danh tiếng của ông ngày càng lan xa, th́ càng có nhiều người mê cổ cầm muốn được tận mắt thấy ông chơi đàn. Hơn nữa, sự có mặt của ông tại Tam Bảo là một dịp hiếm có. Có khoảng 60 người đă tham dự, và nhiều người đă lần đầu tiên được nghe nhạc cổ cầm.
Khi nh́n Yuan chơi, ông búng, gảy, và lướt các đầu ngón tay trên dây tơ, tiếng đàn ngân nga vang lên. Cổ cầm được chơi bằng toàn bộ cả bàn tay, sử dụng hơn 1.000 kỹ thuật ngón tay để tạo ra một loạt các hiệu ứng. Cổ cầm không có phím, do đó người chơi phải thả lỏng bàn tay trái, để điều chỉnh các nốt nhạc trong khi tay phải chơi đàn.
Hiệp hội Đàn cầm New York là của hiếm bởi v́ họ chú trọng việc sử dụng dây đàn bằng tơ thay v́ bằng kim loại vốn phổ biến sau Cách mạng Văn hóa. Dây tơ lụa sẽ bị lạc điệu trong thời tiết ẩm ướt, dễ bị đứt, đắt tiền, và khó thay thế, nhưng lại vô cùng cần thiết trong việc mang lại sự tinh tế nhẹ nhàng vốn có của nhạc cụ này, cũng như để kết hợp với giọng của ca sỹ.
Nhạc cổ cầm thường đi kèm với thơ. Khi ngâm thơ các nốt nhạc giữ vai tṛ như dấu chấm câu. Khi hát, âm nhạc như đang dàn trải cảm xúc của người chơi đàn.
Mối Quan Hệ Sư Đồ
Nhằm tôn vinh chuyến thăm của Yuan, đương kim chủ tịch của Hiệp hội Đàn cầm New York là Stephen Dydo đă tŕnh diễn bản “Ức cố nhân.”
Dydo bước đầu làm quen với cổ cầm khi học đại học. Ông đă có cơ hội hiếm hoi được theo học hai vị giáo sư chơi được cổ cầm – một người viết nhạc kịch cho cổ cầm và người kia chuyển thể các cầm khúc cho các nhạc cụ hiện đại.
Ông cho biết: “Tôi bị đàn cổ cầm thu hút và cố học hỏi cách đọc bản hợp âm. Nhưng khi đó không có ai ở New York chơi cổ cầm cả. Tôi biết điều này bởi v́ tôi đă kiểm chứng với tất cả mọi người.”
Khoảng 20 năm trước, Dydo kết giao với một số nhạc sĩ Trung Quốc, một trong số đó đă giới thiệu Dydo với Yuan.
Dydo vô cùng khao khát để có thể nắm bắt được nghệ thuật cổ cầm và không bỏ qua cơ hội. Ông đă ba lần đến thỉnh cầu xin làm đệ tử của Yuan, hai lần đầu Yuan từ chối. Lần thứ ba, Yuan đồng ư.
Dydo nói: “Thầy Yuan muốn chắc chắn rằng tôi có trái tim và tâm hồn phù hợp với cổ cầm. Đó là một nhạc cụ mang nhiều ư nghĩa sâu sắc. Người chơi phải sẵn sàng tiếp thu những phương thức cổ xưa về suy tư cũng như cách chơi. Thêm vào đó, thầy chỉ dạy cho ai đó thân thiết, nghĩa là thầy muốn biết rằng thầy có thể gắn bó với người học tṛ đó.”
Cuối cùng, Yuan đưa cho Dydo học bản: “B́nh sa lạc nhạn”, một bản rất khó.
Dydo kể: “Tôi hỏi thầy Yuan tại sao thầy lại muốn bắt đầu bằng bài ấy. Ông bảo với tôi rằng nếu tôi có thể học được nó th́ chúng tôi tiếp tục. Và nếu tôi không thể học được th́ chúng tôi không cần lăng phí thêm thời gian nữa làm ǵ.”
Dydo cho biết thầy Yuan dạy “nhạn” theo cách “phong cách Á Đông cổ xưa”. “Người thầy gảy một nốt, học tṛ gảy một nốt. Thầy dạo một đoản khúc, học tṛ cố gắng phỏng theo đoản khúc ấy. Cứ như thế cho đến khi người học tṛ có được cảm giác đúng.” Cuối cùng họ luân phiên chơi từng phân đoạn và cuối cùng tạo thành cả một bản nhạc.
Yuan hiện không dạy theo cách tốn thời gian này nữa. Ngày nay, đàn cầm thường được giảng dạy thông qua bản tổng phổ nhạc (bản nhạc có nốt) và qua đĩa CD.
Dydo chia sẻ: “Tôi có thể nói với bạn là tôi chưa từng học một bản nhạc nào như đă kể. Nó thực sự rất đặc biệt”.
Một đoạn video của Yuan Jungping đang chơi đàn.
Guqin 古琴 Yuan Jung-ping Lament of Departure on Guqin, 長亭怨慢 袁中平演奏
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.