Ngay từ bé, Lư Quốc Hào luôn cho ḿnh là người Mỹ, căm ghét người châu Á v́ cho rằng chính họ đă “giết chết” cha anh.
Mới vừa chập chững tập đi, Lư Quốc Hào đă biết bắt chước những động tác vơ thuật của bố. Thấy vậy, Lư Tiểu Long bắt đầu dạy cho bé vài chiêu đơn giản. Không chỉ thừa hưởng gen vơ thuật, mà Lư Quốc Hào c̣n giống cha ở tính hiếu thắng. Ở trường mẫu giáo, cu cậu thường xuyên tung quyền tung cước đánh bạn bè. Cũng như ngày xưa ông Lư Hải Tuyền bị hàng xóm mắng vốn, Lư Tiểu Long đă nhiều lần phải xin lỗi phụ huynh các “nạn nhân” của con trai ḿnh.
Lư Tiểu Long sinh thời rất thương yêu cậu con trai Lư Quốc Hào.
Từ bé, Lư Quốc Hào đă được cha dạy vơ.
Năm 1970, Lư Quốc Hào cùng mẹ và em gái từ Mỹ về Hong Kong, được Lư Tiểu Long đưa đi tham gia nhiều hoạt động của giới điện ảnh. Việc xuất hiện trên truyền h́nh biểu diễn vơ thuật với cha khiến Lư Quốc Hào, khi ấy mới 5 tuổi, cũng nổi đ́nh nổi đám.
Lư Quốc Hào cùng cha xuất hiện trên truyền h́nh Hong Kong.
Trong đám tang của Lư Tiểu Long.
Những tháng ngày sống trong ṿng hào quang của cha rất ngắn ngủi, cái chết bất ngờ của Lư Tiểu Long đă trở thành cú sốc tâm lư trầm trọng đối với Lư Quốc Hào. Bà Linda mang 2 con trở lại Seattle (Mỹ), sợ con trai đi vào vết trượt của chồng nên nghiêm cấm Lư Quốc Hào học vơ.
Thế nhưng, Lư Quốc Hào không phải cậu bé ngoan. Gây sự, đánh nhau với bạn bè là chuyện như cơm bữa khiến 2 lần bị đuổi học, phải chuyển trường. Bà Linda tiết lộ, từ nhỏ Lư Quốc Hào đă bộc lộ tính ngỗ nghịch, thích phản kháng, không chịu vâng lời mẹ hay thầy cô. Để có được tấm bằng tốt nghiệp trung học, anh phải sang Canada tham gia một chương tŕnh đặc biệt.
Lư Quốc Hào cùng mẹ và em gái Lư Hương Ngưng ở Mỹ sau khi Lư Tiểu Long mất.
V́ cái chết của chồng, bà Linda không muốn con theo nghề diễn viên, hy vọng Lư Quốc Hào trở thành bác sĩ. Song năm 18 tuổi, Lư Quốc Hào khăn gói lên Boston theo học nghệ thuật, đi ngược với mong muốn của mẹ.
Là con lai, ngoại h́nh của Lư Quốc Hào rất gần với người Âu Mỹ, lại trưởng thành ở Mỹ (chỉ sống vài năm bên Hong Kong) nên Lư Quốc Hào luôn ư thức ḿnh là người Mỹ. Tuy nhiên, v́ là con trai của Lư Tiểu Long nên con đường anh đi luôn gặp gian nan. Ở Mỹ, họ không xem anh là người Mỹ gốc, làm bất cứ công việc ǵ anh cũng bị gắn liền với tên tuổi của cha. Lư Quốc Hào từng chia sẻ: “Trong tim tôi, cha luôn là người anh hùng”. Chính v́ vậy, khi có sự hiểu biết, đọc lại những thông tin quanh cái chết của cha, anh cảm thấy hụt hẫng, nhất là chuyện Lư Tiểu Long chết trên giường người phụ nữ khác. Có một thời gian dài, Lư Quốc Hào cấm người khác nhắc đến cha, hay bảo anh là con trai của Lư Tiểu Long. Nếu ai đó vô t́nh đề cập đến, ngay lập tức anh tỏ thái độ ngay, thậm chí là đấm người đó không nương tay. Việc anh đi học xa nhà cũng là cách để thoát khỏi cái bóng quá lớn của Lư Tiểu Long.
Lư Quốc Hào luôn xem ḿnh là người Mỹ.
Năm 20 tuổi, Lư Quốc Hào đến New York, anh làm tất cả để được diễn xuất, dù chỉ là vai rất bé. Một năm sau, anh thực hiện được ước mơ nghệ thuật của ḿnh khi Hăng CBS (Columbia Broadcasting System) giao đảm nhận vai chính trong bộ phim Kung Fu: The Movie và đồng ư trở về quê nội Hong Kong tham gia bộ phim điện ảnh Long tại giang hồ (Legacy of Rage).
Người ta kể rằng Lư Quốc Hào có rất nhiều cơ hội khi các nhà sản xuất phim ở Hong Kong liên tục mời gọi v́ họ muốn lăng xê anh thành Lư Tiểu Long thứ 2. Tuy nhiên, Lư Quốc Hào từ chối bởi như anh nói: “Tôi hận Hong Kong”. Đạo diễn Vu Nhân Thái kể, khi ông qua New York gặp Lư Quốc Hào mời tham gia Long tại giang hồ, anh thẳng thừng từ chối. Anh cho rằng người Hong Kong và dư luận đă giết chết cha anh. Thậm chí, anh luôn phản cảm khi nhắc đến người châu Á, hỏi v́ sao, Lư Quốc Hào hậm hực: “Người châu Á đă dẫn cha tôi đến cái chết, ông chết tại châu Á”. Vu Nhân Thái bèn nhẹ nhàng đáp trả: “Nếu cha anh không về châu Á th́ sẽ không nổi tiếng, không thể phát triển vơ thuật Trung Hoa ra thế giới”. Bằng vốn tiếng Anh lưu loát, vị đạo diễn của nhiều tác phẩm ăn khách như Bạch Phát Ma Nữ, Hoắc Nguyên Giáp, Trung liệt Dương gia tướng… đă thuyết phục thành công Lư Quốc Hào về Hong Kong đảm nhận vai chính đầu tiên trên màn ảnh lớn trong Long tại giang hồ.
Lư Quốc Hào (trái) trong bộ phim Hong Kong Long tại giang hồ (1986).
V́ là con trai Lư Tiểu Long nên Lư Quốc Hào được giới truyền thông theo đuổi, khi một phóng viên đặt câu hỏi về ấn tượng Hong Kong, anh mỉa mai: “Trong kư ức thời thơ ấu của tôi, Hong Kong là một mảnh đất hôi thối”. Lư Quốc Hào kiên quyết không học tiếng Hoa, khi người ta gọi tên “Lư Quốc Hào”, anh liền sẵn giọng: “Hăy gọi tôi là Brandon Lee”. Một lần khác trong buổi họp báo, khi có người hỏi ảnh hưởng của Lư Tiểu Long như thế nào, Lư Quốc Hào lập tức đứng dậy, bỏ ra ngoài…
Lư Quốc Hào may mắn hơn cha khi đóng vai chính từ năm 26 tuổi.
Nhờ thành công của bộ phim Long tại giang hồ, Lư Quốc Hào có thêm nhiều cơ hội trên đất Mỹ, năm 1991 được Hăng 20th Century Fox kư liền 3 phim. So với cha, con đường diễn xuất của Lư Quốc Hào may mắn hơn v́ ngoài 30 tuổi Lư Tiểu Long vẫn phải loay hoay với những vai nhỏ trên màn ảnh Hollywood th́ anh đă lên vai chính khi tuổi đời mới 26. Đạo diễn Vu Nhân Thái kể, khi có dịp qua Mỹ gặp lại Lư Quốc Hào, ông nhận thấy anh đă thay đổi rất nhiều, ḷng hận thù với người châu Á, với người Hong Kong đă giảm. Anh cũng không c̣n tránh né những câu hỏi liên quan đến vơ thuật, đến phim Lư Tiểu Long.
Lư Quốc Hào trong phim The Crow (1993).
Tiếc thay, khi mọi thứ đang dần tốt đẹp hơn th́ một viên đạn thật nằm trong cây súng đạo cụ đă khiến Lư Quốc Hào gục ngă trên phim trường The Crow. Anh ra đi ở tuổi 28, không để lại bất cứ lời trân trối nào v́ hôn mê suốt 12 tiếng rồi qua đời vào ngày 31/3/1993.
Lư Quốc Hào đă được nằm gần cha - huyền thoại vơ thuật Lư Tiểu Long.
Có một sự trùng hợp mà người ta cho rằng 2 cha con Lư Tiểu Long và Lư Quốc Hào đă gặp phải “lời nguyền điện ảnh”, đó là họ đều mất khi đang đóng vai chính dang dở trong bộ phim thứ 5.
Anh Dương
(ZING/tổng hợp)