Theo như lời của ông Phó phát biểu tại Hội nghị rà soát Hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) lần thứ 10 rằng, Mỹ nên rút toàn bộ vũ khí hạt nhân của họ khỏi châu Âu và chấm dứt việc triển khai vũ khí hạt nhân ở bất kỳ khu vực nào.
Phát biểu tại một hội nghị của Liên Hợp Quốc, ông Phó Thông đề nghị Mỹ nên rút toàn bộ vũ khí hạt nhân của họ khỏi châu Âu và chấm dứt việc triển khai vũ khí hạt nhân ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Hăng tin Sputnik ngày 2-8 dẫn lời ông Phó Thông, Cục trưởng Cục Kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (TQ), nói rằng Mỹ nên rút toàn bộ vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu.
Ông Phó Thông, Cục trưởng Cục Kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: Ng Han Guan/AP
“Mỹ nên rút toàn bộ vũ khí hạt nhân của họ khỏi châu Âu và chấm dứt việc triển khai vũ khí hạt nhân ở bất kỳ khu vực nào” - ông Phó phát biểu tại Hội nghị rà soát Hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) lần thứ 10.
Ông Phó cho biết Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với tất cả quốc gia để củng cố NPT.
“Vào tháng 4, Chủ tịch Tập Cận B́nh đă đề xuất sáng kiến an ninh toàn cầu. Theo sáng kiến này, TQ sẵn sàng chung tay cùng với tất cả quốc gia khác để liên tục tăng cường tính phổ quát, thẩm quyền và hiệu quả của NPT nhằm đem tới sự ổn định trong kỷ nguyên hỗn loạn và biến đổi này cũng như đóng góp mới cho ḥa b́nh, ổn định và thịnh vượng của thế giới” - ông Phó nhấn mạnh.
Đồng thời, ông Phó nói rằng TQ không cạnh tranh với các quốc gia khác về số lượng vũ khí hạt nhân và cam kết thực hiện nguyên tắc không là bên sử dụng trước.
“Trong mọi trường hợp, TQ sẽ không phải là nước sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên” - ông Phó cho hay và nói thêm rằng Bắc Kinh luôn duy tŕ kho dự trữ hạt nhân ở mức tối thiểu để đảm bảo an ninh quốc gia chứ không để cạnh tranh với các nước khác về số lượng và khả năng trong lĩnh vực này.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong bức thư gửi tới hội nghị rằng Moscow luôn tuân thủ quy định và tinh thần của NPT, đồng thời nhấn mạnh không có ai giành thắng lợi trong một cuộc chiến tranh hạt nhân và không bao giờ một cuộc chiến tranh như vậy được phép bắt đầu.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 1-8 tuyên bố Washington đă sẵn sàng đàm phán một "khuôn khổ mới để kiểm soát vũ khí” với Nga nhằm thay thế Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (New START) vốn sẽ hết hạn vào năm 2026.
Tuy nhiên, trong một bài viết trên mạng Telegram, Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga - ông Dmitry Medvedev nói rằng liệu Nga có cần tới một thỏa thuận mới đó hay không v́ thế giới hiện "đă thay đổi".