Đồng yên Nhật đang chịu áp lực từ triển vọng lăi suất.
Đồng yên thường tăng giá sau các thảm họa và khủng hoảng địa chính trị trong quá khứ. Nhưng điều đó đă không xảy ra sau trận động đất vào ngày 1/1 ở Nhật Bản.
Đồng yên rơi xuống mức thấp nhất trong khoảng hai tuần, ở mức 144 yên đổi một USD vào hôm thứ Năm, tức rớt giá khoảng 3 yên kể từ cuối năm 2023.
Trong lịch sử Nhật Bản, sau những trận động đất để lại sự tàn phá trên diện rộng, đồng yên sẽ tăng vọt. Sau trận động đất ở Kobe vào tháng 1/1995, đồng tiền này đă tăng giá khoảng 18 yên trong khoảng ba tháng. Vào tháng 4 năm đó, đồng yên chạm mức cao nhất mọi thời đại.
Ngay sau trận động đất và sóng thần ngày 11/3/2011, đồng yên đă đạt mức 76 yên/USD. Điều này đă khiến nhóm các nước G7 phối hợp nhằm ngăn chặn đà tăng của đồng yên.
Đồng tiền Nhật tiếp tục chạm mức 75 yên/USD vào tháng 10/2011, thiết lập mức cao mới mọi thời đại.
Trong cả hai trường hợp trên, thị trường ngoại hối đều phản ứng trước viễn cảnh các công ty Nhật Bản chuyển tài sản về nước. Dự đoán rằng các công ty bảo hiểm tai nạn sẽ chuyển đổi một phần tài sản bằng ngoại tệ để thanh toán các yêu cầu bồi thường, các nhà giao dịch ngoại hối đă t́m cách đi trước những động thái đó bằng cách mua đồng yên.
Các sự kiện làm gia tăng căng thẳng địa chính trị, chẳng hạn như vụ tấn công ngày 11/9 hay vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, cũng đă chứng kiến đồng yên bật tăng. Mặc dù không có hoạt động chuyển tài sản lớn nào về nước nhưng hoạt động đầu cơ đă thúc đẩy việc mua đồng yên.
Nhưng trong những ngày sau trận động đất chết chóc xảy ra ở Bán đảo Noto vào ngày 1/1, đồng yên đă mất giá. Vào tháng 12 năm ngoái, ngày càng có nhiều kỳ vọng rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ chấm dứt chính sách lăi suất âm trong nửa đầu năm 2024. Giờ đây, một số người cho rằng thảm họa sẽ khiến triển vọng đó ít xảy ra hơn.
Các nhà đầu tư mua đồng yên với mục tiêu chấm dứt lăi suất âm đang bán bớt đi, gây áp lực giảm giá cho đồng tiền này.
Teppei Ino tại Ngân hàng MUFG cho biết: “BOJ có thể bỏ lỡ cơ hội b́nh thường hóa chính sách tiền tệ nếu việc cắt giảm lăi suất bắt đầu một cách nghiêm túc ở các quốc gia khác”.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine cũng cho thấy sức hấp dẫn của đồng yên như một tài sản trú ẩn an toàn đang suy yếu. Thay v́ tăng giá, đồng tiền suy yếu khi các nhà giao dịch tập trung vào tác động của giá tài nguyên tăng cao lên cán cân thương mại của Nhật Bản. Với lăi suất của Nhật Bản bị mắc kẹt ở mức đáy, đồng yên chạm mức thấp nhất trong 32 năm.
Đồng yên tiếp tục đối mặt với áp lực giảm giá, khi sự chênh lệch tuyệt đối giữa lăi suất chính sách của Nhật Bản và Mỹ hiện vượt quá 5 điểm phần trăm.
VietBF@sưu tập