Cách Tổng thống Biden xử lư các điểm nóng chiến sự ở Ukraine và Israel đang khiến ông mất điểm trong mắt không ít cử tri, kể cả những người ủng hộ.
Tháng 2/2023, Tổng thống Joe Biden tự tin dạo bước trên đường phố Kiev, tuyên bố Mỹ sẽ sát cánh với Ukraine trong cuộc chiến nhằm "đánh bại" Nga. Nhưng gần một năm sau, ông đối mặt với thực tế rằng chiến sự Ukraine đă rơi vào thế bế tắc, trong khi tỷ lệ người Mỹ ủng hộ Kiev ngày càng giảm.
Cùng thời gian đó, ông chủ Nhà Trắng c̣n phải ứng phó với xung đột quy mô lớn khác nổ ra tại Dải Gaza, có nguy cơ đẩy cả Trung Đông vào khủng hoảng bất cứ lúc nào.
Tổng thống Joe Biden phát biểu tại bang Pennsylvania ngày 5/1. Ảnh: Reuters
Trên thực tế, lửa xung đột từ chiến sự Israel - Hamas đă lan ra Biển Đỏ, khi nhóm Houthi ở Yemen liên tiếp tập kích tàu hàng trong khu vực và các nhóm thân Iran khác ở Trung Đông không ngừng nhắm mục tiêu vào lực lượng Mỹ đồn trú ở Iraq, Syria. Sau nhiều lần phát tín hiệu răn đe bất thành, Mỹ đă phải tung các đ̣n tập kích tên lửa nhắm vào Houthi ở Yemen.
Trong nhiệm kỳ của ông Biden, nước Mỹ đến nay chưa tham gia cuộc chiến quy mô lớn nào, nhưng bị vướng vào nhiều mặt trận quân sự. Kết hợp với cuộc khủng hoảng người di cư ở khu vực biên giới với Mexico, đây không phải môi trường lư tưởng cho Tổng thống Biden khi ông đẩy mạnh chiến dịch tái tranh cử, giới quan sát đánh giá.
Điều tệ hơn đối với Tổng thống 81 tuổi, ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ, là đối thủ đảng Cộng ḥa tiềm năng của ông, cựu tổng thống Donald Trump, đă vin vào những cuộc xung đột, bất ổn toàn cầu này làm cái cớ công kích ông, khắc họa ông là một lănh đạo "yếu đuối".
Chính sách đối ngoại thường chỉ đóng vai tṛ nhỏ trong các chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ và điều này khó có thể thay đổi vào năm 2024. Nhưng Trump lại đang xoáy sâu vào các cuộc chiến đang diễn ra, biến chúng thành nỗi lo về xung đột toàn cầu để lôi kéo người ủng hộ.
"Các quốc gia, tổ chức quốc tế tôn trọng Trump hơn và sợ ông ấy hơn đương kim Tổng thống", Tony Ferrantello, 72 tuổi, cử tri New Hampshire, nhận xét.
Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Biden về chính sách đối ngoại đang ở mức thấp. 58% người được hỏi nói rằng họ không tán thành cách ông xử lư các vấn đề quốc tế, so với 36% đồng t́nh, theo một cuộc thăm ḍ từ tháng 12 đến tháng 1 của RealClearPolitics.
Đây là kết quả không dễ chịu đối với ông Biden, người được coi là giàu kinh nghiệm về đối ngoại, với 8 năm làm phó tổng thống dưới chính quyền Barack Obama và nhiều nhiệm kỳ trong vai tṛ chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.
Tổng thống Biden cũng từng rất tự hào v́ nỗ lực vực dậy các liên minh quốc tế, trong đó có NATO, sau khi dành phần lớn thời gian trong chiến dịch tranh cử năm 2020 truyền đạt thông điệp đưa Mỹ trở lại sân khấu thế giới, thoát khỏi chủ nghĩa biệt lập thời Trump.
Nhưng xung đột Ukraine - Nga đang đè nặng chân ông trên bước đường tranh cử, khi Tổng thống Biden muốn xây dựng h́nh ảnh là lănh đạo của một liên minh đa quốc gia rộng lớn hỗ trợ Kiev.
Sau hai năm chiến sự, ông đang phải đối mặt với tâm trạng chán nản, mệt mỏi từ những nghị sĩ và cử tri hoài nghi trước câu hỏi liệu Mỹ nên tiếp tục viện trợ cho Ukraine đến bao giờ. Tại quốc hội, các nghị sĩ đảng Cộng ḥa đang chặn đạo luật viện trợ cho Ukraine, yêu cầu Tổng thống Biden phải tăng kiểm soát ḍng người nhập cư ở biên giới phía nam.
Quan điểm ủng hộ kiên định của Tổng thống Biden đối với chiến dịch Israel phát động tại Dải Gaza càng làm cho những thách thức với ông trở nên phức tạp hơn. Điều này đă khiến ông phải hứng chỉ trích dữ dội từ phe cánh tả và cả những người ủng hộ.
Hôm 23/1, những người biểu t́nh ủng hộ Palestine đă ngắt lời Tổng thống Biden hơn 10 lần trong lúc ông phát biểu về quyền phá thai, vấn đề mà ông coi là trọng tâm trong chiến dịch tái tranh cử.
Căng thẳng đó có thể quay trở lại tác động đến ông khi cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11, tại các bang chiến trường như Michigan, nơi có đông dân số Arab và Hồi giáo, cũng như trong nhóm các cử tri trẻ. Cả hai nhóm trên được cho là có nhiều khả năng phản ứng hơn với cách Tổng thống Biden xử lư các điểm nóng chiến sự.
Theo cố vấn đảng Dân chủ Melissa DeRosa, "cảm giác bất ổn do những cuộc xung đột gây ra, chưa nói đến vấn đề biên giới, chắc chắn sẽ tác động tới cuộc bầu cử tại Mỹ".
"Tôi thực sự nghĩ rằng đây là vấn đề đối với Tổng thống Joe Biden và là điểm yếu của ông ấy mà cựu tổng thống Trump sẽ tiếp tục khoét vào", bà nói.