Thói quen ăn nhiều tinh bột, nhất là carb qua tinh chế dễ làm tăng tình trạng viêm, đẩy nhanh tốc độ lão hóa, tích tụ nhiều mỡ vùng bụng.
1. Carbohydrate
Carbohydrate kích hoạt phản ứng viêm, gia tăng tổn thương tế bào, tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như tốc độ lão hóa cơ thể. Chế độ ăn quá nhiều carb cũng tăng nguy cơ tích mỡ, nhất là mỡ vùng bụng, đùi. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa bạn phải từ bỏ hoàn toàn carb trong chế độ ăn. Theo chuyên gia dinh dưỡng Raelene Brooks, "điều độ" là chìa khóa. Ngoài ra, hãy ưu tiên những nguồn carb tốt giàu chất xơ từ ngũ cốc nguyên cám, rau củ...
2. Đồ ăn cay
Dù hợp chất capsaicin trong ớt có thể đem lại một số hiệu quả đối với việc giảm cân. Tuy nhiên, thói quen ăn quá cay lại không được khuyến khích. Chúng vừa gây hại dạ dày vừa có gây thể làm da trở nên thô ráp, kích thích nổi mụn.
3. Thức ăn mặn
Ăn nhiều muối có thể gây tích nước và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe làn da, khiến da khô nứt nẻ, xỉn màu, nổi mụn, nếp nhăn... Do đó, hãy giới hạn lượng muối hàng ngày khoảng một thìa cà phê (tương đương 2.300 mg natri). Muối không chỉ có trong gia vị mà còn tồn tại ở các loại thực phẩm chế biến sẵn như snack, thịt nguội, mì tôm...
4. Sữa và chế phẩm từ sữa
"Sữa nguyên chất có hàm lượng chất béo cao hơn và đã có nghiên cứu liên quan đến mối liên hệ giữa chế độ ăn nhiều chất béo với tình trạng viêm. Khi tình trạng viêm được kích hoạt, các tế bào không thể tái tạo hiệu quả và bắt đầu thoái hóa nhanh hơn", Tiến sĩ Brooks cho biết. Ông khuyên mọi người nên kiểm soát việc tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa với liều lượng vừa phải, phù hợp thể trạng.
5. Chất tạo ngọt nhân tạo
"Chất tạo ngọt nhân tạo là hóa chất do con người tạo ra để đánh lừa não bộ nghĩ rằng nó đang ăn đường nhưng không có calo", chuyên gia Brooks nói. Chất tạo ngọt có thể làm giảm khả năng kiểm soát mức tiêu thụ năng lượng, dễ làm gia tăng rối loạn chuyển hóa, lâu ngày khiến cơ thể tích mỡ nhiều hơn cũng như đẩy nhanh tốc độ lão hóa da.
|