Mộc nhĩ (nấm mèo) là thực phẩm được cho là rất lành mà người Việt Nam được sử dụng rất nhiều. Cứ làm nem hay nấu miến th́ không thể không có mặt mộc nhĩ th́ không thể ngon được. Tuy nhiên mộc nhĩ nếu không được ăn đúng cách th́ nó lại gây tai họa không ngờ.
Ảnh Internet
Trúng độc v́ mộc nhĩ biến chất
Trong thực tế, một việc mà ít ai biết đến, đó là mộc nhĩ có thể biến chất khi bảo quản không đúng cách, nó sẽ gây trúng độc cho ai ăn phải.
Người trúng độc nặng có thể bị suy thận, hôn mê và tử vong.
Dấu hiệu ngộ độc mộc nhĩ là đau đầu, choáng váng, bụng trên khó chịu, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng tiêu chảy và toàn thân mệt mỏi ră rời.
Trong trường hợp nặng, bệnh nhân bị sưng gan, hôn mê, co giật, xuất huyết đường tiêu hóa và đường niệu. Một số người bị suy kiệt công năng thận hoặc hoại tử gan cấp tính.
Nếu không cấp cứu kịp thời và hiệu quả, bệnh nhân có thể tử vong.
Chú ư: Để tránh ăn nhầm phải mộc nhĩ đă biến chất, bạn nên lựa chọn kỹ trước khi sử dụng, nếu đă biến chất, phần tai mộc nhĩ sẽ toét ra và dính vào nhau, rải rác có những chấm đen, mất tính đàn hồi, ngửi thấy mùi chua, hôi.
Không nên ngâm vào nước nóng
Khi dùng mộc nhĩ, nhiều người thường ngâm nó vào trong nước nóng, mộc nhĩ sẽ trương nhanh hơn, nhưng thực ra làm vậy là không tốt.
Bởi mộc nhĩ là loại thực vật chứa nhiều nước, sau khi khô nó trở nên cứng. Lúc chế biến, nên lấy nước lạnh ngâm cho mộc nhĩ nở từ từ để khôi phục lại trạng thái ban đầu.
Nếu không phải dùng gấp, bạn nên ngâm trong nước lạnh từ 3-4h là tốt nhất. Một kg mộc nhĩ khô, sau khi ngâm nước lạnh sẽ cho 3,5-4,5 kg, ăn vừa gịn lại vừa ngon.
Nếu dùng nước nóng ngâm, th́ mỗi kg khô chỉ được 2,5-3kg, khi ăn thấy dính nhớt không ngon.
Không nên dùng mộc nhĩ tươi vừa thu hái
Trong mộc nhĩ tươi có chứa một chất cảm quang, rất mẫn cảm với ánh sáng, sau khi ăn, qua sự chiếu xạ của ánh sáng mặt trời có thể gây ra bệnh viêm da.
Bị bệnh này tất cả các phần lộ ra của cơ thể đều bị ngứa, sưng mọng lên, hô hấp khó khăn.
Với mộc nhĩ sau khi phơi khô, chất cảm quang tự nhiên mất đi, độc tính cũng biến mất, ăn vào không c̣n ǵ nguy hại nữa.
Therealtz © VietBF