Theo Stratfor (12/7/2019) “Trung Quốc và Việt Nam đều không thông báo công khai về đối đầu lần này v́ họ không muốn t́nh trạng căng thẳng đó leo thang vào lúc này”. Báo chí hai nước cũng không lên tiếng (trừ báo SCMP tại Hong Kong). Nhưng từ năm ngoái, ông Jack Ma, chủ của Alibaba đă trở thành cổ đông lớn của báo này, nên SCMP không c̣n độc lập như trước. Tuy nhiên, người ta biết rằng ngày nay mọi hoạt động trên biển không thể qua được mắt vệ tinh, và mọi diễn biến không thể dễ dàng bưng bít thông tin như trước.
Ảnh Hạm Đội 7 Mỹ
Nhưng điều đáng lưu ư là thời điểm xảy ra sự kiện đối đầu tại băi Tư Chính lại trùng hợp với chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Tiếp theo thỏa thuận “hưu chiến” Mỹ - Trung tại G-20 Osaka Summit (29/6/2019), Mỹ đă quyết định đánh thuế 456% lên thép của Việt Nam có nguồn gốc từ Đài Loan hay Hàn Quốc. Bắc Kinh có thể nghĩ rằng lúc này Hà Nội đang ở thế bất lợi, nên họ cần gây sức ép mạnh hơn.
Trong khi tiếp Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân tại Bắc Kinh (11/7/2019), Chủ tịch Tập Cận B́nh đă nói “hai nước nên bảo vệ ḥa b́nh và ổn định trên biển bằng hành động cụ thể” (safeguard maritime peace and stability with concrete actions). Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Lật Chiến Thư cũng đă nói với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam là “hai bên nên cộng tác để xây dựng bộ quy tắc ứng xử (COC) tại Biển Đông”.
Ảnh Hạm Đội 7 Mỹ
Trước đó, khi Hội nghị cấp cao G-20 Osaka đang họp th́ Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật tại Biển Đông (phía bắc Trường Sa, từ 29/6 đến 3/7). Bộ Quốc pḥng Mỹ cảnh báo Trung Quốc đă bắn thử tên lửa diệt hạm YJ-12 từ Trường Sa, đe dọa tự do hải hành tại Biển Đông. Gần đây, ngày 6/2019, Hải quân Trung Quốc đă tăng cường hoạt động tại khu vực đảo Thị Tứ, và đâm ch́m một tàu đánh cá Philippines tại băi Cỏ Rong (mà không cứu người).
Có thể nói, trong khi Mỹ - Trung “vừa đánh vừa đàm”, Trung Quốc tăng cường gây sức ép và bắt nạt các nước khu vực (như Philippines và Việt Nam). Một là để thử phản ứng của Mỹ và đồng minh. Hai là để phân hóa ASEAN và giữ Việt Nam không ngả theo Mỹ, trước chuyến thăm Mỹ của lănh đạo Việt Nam. Ba là để trấn an nội bộ trong nước, v́ mỗi khi nội bộ bất ổn th́ Bắc Kinh thường gây chuyện với bên ngoài để kích động tinh thần dân tộc.
Theo Graham Allison (Belfer Center/Harvard), Mỹ và Trung Quốc dễ sa vào “bẫy Thucydides”, và chiến tranh tại Biển Đông khó tránh khỏi. Allison khảo sát 16 trường hợp tranh chấp trên thế giới, có 12 trường hợp dẫn đến chiến tranh. Với đa số áp đảo (3/4), Allison lập luận rằng đó là “quy luật tất yếu” (inevitable). Nhưng lập luận đó có lẽ không ổn.
Theo Alexander Vuving (APCSS/Hawaii), 12 trường hợp Allison cho là đă xảy ra chiến tranh có đặc điểm như “prisoner’s dilemma”, trong khi 4 trường hợp c̣n lại (không xảy ra chiến tranh) có đặc điểm như “chicken game”. Theo lư thuyết tṛ chơi, 2 loại đó có đặc điểm khác nhau, nên kết cục khác nhau, không thể “vơ đũa cả nắm”. Trong tranh chấp tại Biển Đông, khả năng xảy ra chiến tranh Mỹ-Trung “rất thấp” (unlikely) v́ giống “chicken game”.
Ảnh Hạm Đội 7 Mỹ
Tại Biển Đông, Trung Quốc triển khai chiến lược “tằm ăn dâu” để “thay đổi thực địa” (change facts on the ground) như một “chuyện đă rồi” (fait accomli). Trong khi người Trung Quốc coi Biển Đông như một “vùng xám” (grey area) để họ chơi cờ vây và vận dụng Binh pháp Tôn Tử (không đánh mà thắng), th́ người Mỹ thường chơi cờ vua và vận dụng binh pháp Clausewitz. Đó là hai cách tư duy theo hệ quy chiếu khác nhau, không nên lẫn lộn.
Tại Biển Đông, Trung Quốc thường dùng kế sách “bên miệng hố chiến tranh” (brinkmanship) để bắt chẹt đối phương phải nhân nhượng. Trong tṛ chơi “brinkmanship”, muốn ḥa b́nh phải sẵn sàng chiến tranh. Winston Churchill đă nói “Một dân tộc t́m cách tránh chiến tranh bằng cái giá của sự nhục nhă th́ cuối cùng sẽ nhận lấy cả sự nhục nhă và chiến tranh”.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 12/7/2019, Trung Quốc đă điều tàu HYDZ-8 đến vùng biển gần băi Tư Chính (Vanguard Bank) để thăm ḍ dầu khí (từ 3/7/2019). Tàu HYDZ-8 được hộ tống bởi 2 tàu hải cảnh số 3901 (12.000 tấn) và số 37111 (2.200 tấn), được trang bị trực thăng và pháo.
Theo báo chí chính thống (11/7/2019), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đă đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. Theo nguồn tin không chính thức, Thủ tướng đă nói chuyện qua điện thoại với các tàu CSB đang hoạt động tại vùng biển băi Tư Chính. Tuy nội dung cụ thể không được thông báo, nhưng chắc Thủ tướng đă chỉ đạo CSB nâng cao cảnh giác để tránh bị động và bất ngờ trước các t́nh huống khó lường có thể xảy ra trên biển.
Ảnh Hạm Đội 7 Mỹ
Cuộc đối đầu lần này tiếp nối cuộc khủng hoảng lần trước tại băi Tư Chính (7/2017 & 3/2018) cũng như sự kiện dàn khoan HD-981 (5/2014). Trong cuộc khủng hoảng lần trước, Trung Quốc đă huy động hàng trăm tàu để hộ tống dàn khoan HY-760 tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Họ đă đe dọa Việt Nam để buộc Repsol phải dừng khoan tại lô 136/03 (Cá Kiếm Nâu) và lô 07/03 (Cá Rồng Đỏ) nằm trên thềm lục địa của Việt Nam.
Theo các chuyên gia, Exxon Mobil (Mỹ) kư hợp đồng với Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) để khai thác khí tại lô 118 (Cá Voi Xanh) có thể làm Bắc Kinh tức giận. Nhưng chắc họ tức giận hơn khi PVN và Repsol (Tây Ban Nha) định khai thác dầu khí tại lô 136/03 và lô 07/03 tại khu vực băi Tư Chính.
Lô 136/03 và 07/03 kề bên (overlaps) một lô dầu khí lớn mà Trung Quốc đă bán quyền khai thác cho Crestone (từ năm 1992) nay thuộc quyền Brightoil (Trung Quốc).
Ảnh Hạm Đội 7 Mỹ
Tháng 4/2017, kế hoạch khai thác dầu khí tại cụm Cá Rồng Đỏ được chính phủ Việt Nam chấp thuận, theo đó 12 giếng dầu sẽ lần lượt được đưa vào hoạt động (từ cuối 2019) có tổng công suất dự kiến khai thác mỗi ngày từ 25.000 đến 30.000 thùng dầu và 60 triệu m3 khí. Lô 07/03 (Cá Rồng đỏ) gần bờ nhất nên sẽ được ưu tiên triển khai trước. Nhưng việc hủy bỏ kế hoạch khai thác mỏ Cá Rồng đỏ làm các bên chịu thiệt hại tới 200 triệu USD.
Nguyên nhân chính là do Trung Quốc áp đặt đường “lưỡi ḅ”, đe dọa tấn công các đảo của Việt Nam tại Trường Sa, nếu không dừng dự án Cá Rồng Đỏ. Nay Trung Quốc lại điều tàu HYDZ-8 và các tầu hải cảnh đến băi Tư Chính có thể để phản ứng PVN hợp tác với Nhật (Sumitomo) định lắp đặt một dàn khoan lớn tại lô 39 & 40/01, như cách PVN và Gasprom (Nga) đă hợp tác khai thác tại lô 05/2 & 05/3 (Hải Thạch & Mộc Tinh) tại Nam Côn Sơn.
Theo quan điểm của Việt Nam (và quốc tế), việc Trung Quốc không cho Việt Nam và các đối tác thăm ḍ và khai thác dầu khí tại lô 136/03 và 07/03 hay lô 118 (Cá Voi Xanh), là vô lư và ngang ngược. Tuy lô 118 nằm ngoài “đường lưỡi ḅ”, Trung Quốc vẫn lập luận rằng khi ExxonMobil khai thác họ có thể hút cạn bể khí “dưới đường lưỡi ḅ”. Trong bối cảnh hiện nay, ưu tiên cao nhất là phải triển khai sớm dự án Cá Voi Xanh.
Ảnh Hạm Đội 7 Mỹ
Nhưng tại sao Trung Quốc lại tập trung gây sức ép tại băi Tư Chính mà không gây sức ép tại mỏ khí Cá Voi Xanh (lô 118) của Exxon Mobil. Đơn giản v́ băi Tư Chính là khâu yếu nhất, khó bảo vệ v́ cách xa bờ (cách Vũng Tàu 440 km). Tháng 7/2017 và 3/2018, Việt Nam và Repsol (Tây Ban Nha) đă phải ngừng khoan dầu khí và chịu thua Trung Quốc do đơn độc và yếu hơn (không có đồng minh bảo vệ). Trong khi đó, Cá Voi Xanh (lô 118) của Exxon Mobil chỉ cách Đà Nẵng 88 km, và đụng vào Exxon Mobil là đụng vào Hải quân Mỹ.
Nếu Trung Quôc bắt nạt được Việt Nam và Tây Ban Nha (tại lô 136/03 và 07/03), th́ họ có thể gây sức ép với Ấn Độ (tại lô 128) và Mỹ (tại lô 118) để nhổ ba cái gai nhọn cắm vào “lưỡi ḅ” của họ. Nếu nhổ được ba cái gai đó, họ sẽ kiểm soát được Trường Sa và làm chủ Biển Đông. Cũng như Scarborough, băi Tư Chính là “làn ranh đỏ” (red line), có ư nghĩa địa chiến lược. Nếu Việt Nam (và Mỹ) để mất băi Tư Chính vào tay Trung Quốc như Philippines (và Mỹ) đă để mất Scarborough (năm 2012) th́ đó sẽ là một sai lầm chiến lược lớn.
Ảnh Hạm Đội 7 Mỹ
Các sự kiện diễn ra liên quan đến lô 136/03 (Cá Kiếm Nâu) tháng 7/2017, lô 118 (Cá Voi Xanh) tháng 11/2017, và lô 07/03 (Cá Rồng đỏ) tháng 3/2018, đă làm bộc lộ bản chất và thái độ ngang ngược của Trung Quốc. Họ dựa trên sự áp đặt “đường lưỡi ḅ” bất hợp pháp tại Biển Đông để ngăn cản tất cả các đối tác quốc tế nào muốn hợp tác dầu khí với Việt Nam. Điều đó nhất quán với “Tam chủng chiến pháp” (Three War Doctrine) của Trung Quốc.
Nhưng liệu Mỹ dưới thời ông Trump có bảo vệ Việt Nam không, khi hai bên chưa phải là đồng minh và đối tác chiến lược? Theo chuyên gia Bonnie Glaser (CSIS) “có rất ít khả năng Mỹ sẽ can thiệp quân sự để bảo vệ Việt Nam chống lại Trung Quốc, v́ Việt Nam không phải là đồng minh của Mỹ”. (What would the U.S. have done differently? I find it unlikely that the U.S. would militarily defend Vietnam against China. Vietnam isn’t an ally).
Ảnh Hạm Đội 7 Mỹ
Nếu Mỹ không can thiệp vào tranh chấp tại Biển Đông và không sẵn sàng bảo vệ đồng minh hay đối tác (như Philippines hay Việt Nam), th́ đúng ư Trung Quốc, v́ họ chỉ muốn loại Mỹ ra khỏi Biển Đông. Nếu ASEAN cũng không can thiệp và khoanh tay đứng nh́n khi Việt Nam bị bắt nạt và đe dọa th́ cũng đúng ư Trung Quốc. Họ chỉ muốn phân hóa làm suy yếu ASEAN bằng cách tách bó đũa ra để bẻ từng chiếc, nên không đàm phán đa phương.
Alexander Vuving đă nhận xét rằng quan hệ Trung - Việt nay tách xa hơn “nhưng không quá xa”, c̣n quan hệ Mỹ - Việt nay gần hơn “nhưng không quá gần”. Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Obama đến thăm Việt Nam (5/2016), bỏ cấm vận vũ khí, và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm Mỹ (6/2017), gặp Tổng thống Donald Trump, th́ quan hệ Mỹ - Việt hầu như đă trở thành đối tác chiến lược “trên thực tế” (de facto). Thế cân bằng tĩnh đang bị phá vỡ, biến tam giác cân “Mỹ-Trung-Việt” trở thành tam giác “bất cân xứng”, đầy biến số.
Tác giả: NGUYỄN QUANG DUY (Nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế)