Không chỉ môi trường mà những người lao động và người dân tại "thủ phủ niken" của Indonesia đang kêu cứu trước những tác hại khôn lường từ quá tŕnh khai thác và tinh chế niken sử dụng trong pin xe điện.
Khi mặt trời ló rạng, từng tốp công nhân ở làng Labota bắt đầu một ngày làm việc của ḿnh. Trong những bộ quần áo bảo hộ lao động bám đầy bụi bẩn, họ ḥa ḿnh vào ḍng xe đông đúc trên con đường đầy ổ gà. Ḍng người đổ về khu công nghiệp Morowwali của Indonesia, hay c̣n được gọi là IMIP – trung tâm sản xuất niken của thế giới.“Thành phố này đang bị nhiễm độc”, Sarida – một người phụ nữ ngoài 40 tuổi hé lộ trong lúc đang mua thuốc ho ở một hiệu thuốc bên đường. Khuôn mặt của cô gần như được che kín mít, chỉ c̣n lộ rơ đôi mắt đượm buồn. Và ở phía sau, những ống khói của nhà máy đang liên tục “nhả” ra những làn khói đen ś, tựa như muốn nuốt chửng mọi thứ xung quanh nó.
Sarida đến làm việc tại đây từ năm 2019 trong khi chồng cô nhận công việc xử lí nước thải tại một công ty niken. “Chúng tôi sẽ rời khỏi thành phố này ngay khi có thể”, Sarida vừa nói vừa ngồi lên chiếc Honda màu đỏ có phần cũ kỹ.
Từ vùng quê yên b́nh thành trung tâm công nghiệp “hái ra tiền”
Một thập kỷ trước, Labota hăy c̣n là một làng chài với những nét đơn sơ. Nhưng giờ đây, nơi này đă được hợp nhất thành một thành phố rộng lớn với trung tâm là IMIP – khu liên hợp công nghiệp rộng 3.000 ha với giá trị lên tới 15 tỷ USD. Khu công nghiệp này bao gồm các nhà máy thép, nhà máy điện than, nhà máy tinh chế niken. Thậm chí, nó c̣n có cả sân bay và cảng biển riêng.
IMIP được xây dựng như một liên doanh giữa các công ty công nghiệp Trung Quốc và Indonesia và được xem là trọng điểm trong chiến lược cung cấp niken- một thành phần cốt lơi của pin cho thị trường xe điện.Trong những năm gần đây, thị trường xe điện bùng nổ trên toàn cầu. Đi cùng với đó là sự gián đoạn nguồn cung do xung đột giữa Nga – Ukraine giúp Indonesia và IMIP trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất xe điện. Đơn cử như hăng xe điện Tesla đă kư các thỏa thuận trị giá hàng tỷ đô la đối với các công ty tại IMIP. Thậm chí, Tesla c̣n được cho là đang đàm phán để thành lập cơ sở sản xuất của riêng ḿnh tại quốc gia Đông Nam Á này.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Indonesia hiện có tổng cộng 21 triệu tấn trữ lượng niken, chiếm tới ¼ dự trữ của thế giới. Quốc gia Đông Nam Á này đă khai thác được 1,4 triệu tấn niken chỉ trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 11/2022 vừa qua. Con số này giúp Indonesia bỏ xa nhà sản xuất lớn thứ hai là Philippines với sản lượng khai thác 290.000 tấn trong cùng kỳ. Bên cạnh đó, xuất khẩu niken đă qua chế biến của Indonesia cũng đă tăng lên hơn 30 tỷ USD vào năm 2022, từ khoảng 1 tỷ USD vào năm 2015.
Những hệ lụy ban đầu
Với những bước tiến thần tốc này, rơ ràng niken đang là “mỏ vàng” của Indonesia. Tuy nhiên, quốc gia này cũng đă và đang phải trả giá đắt cho hoạt động khai thác niken, nhất là về mặt xă hội và môi trường.
Các chuyên gia y tế và các nhà hoạt động v́ môi trường cho biết không khí và nguồn nước tại đây cũng đang bị ô nhiễm và gây ra nhiều vấn đề về hô hấp, bệnh tật và cả tổn thương mắt.
Việc vội vàng mở rộng sản xuất niken đă vô t́nh phá hủy cơ sở hạ tầng của địa phương với nhiều hecta rừng bị chặt và nghề đánh bắt cá đang đứng trên bờ vực biến mất. Theo thống kê, hơn 8.700 ha rừng nhiệt đới đă bị phá hủy ở khu vực IMIP. Cây cối bị chặt phá để nhường chỗ cho các mỏ luyện kim và xây dựng cơ sở hạ tầng nhà máy, dẫn đến thiên tai (đặc biệt là xói ṃn và lũ quét) diễn ra thường xuyên hơn.Nước thải từ các nhà máy được xả thẳng ra biển khiến nguồn nước trở nên đen kịt. Tại Kurisa, một ngư dân cho hay: “Ở đây không c̣n cá nữa. Chính IMIP đă giết chết chúng”. Và ông cũng chua chát thừa nhận rằng: “Đôi khi chúng tôi đánh bắt cá chỉ mong đủ để nuôi sống bản thân nhưng sớm thôi, sẽ không c̣n ǵ để bắt”.
Khi ngày càng có nhiều hợp đồng tỷ đô được kư, ḍng tiền đổ vào ngày càng nhiều th́ IMIP lại càng phát triển. Những bờ biển yên b́nh trước kia nay đă bị khói đen bao phủ. Không khó để người ta bắt gặp những chiếc cần cẩu khổng lồ, những hàng cột điện cao tít hay những nhà kho công nghiệp rộng lớn. Và những cánh rừng xanh tươi trước kia dường như không c̣n để lại chút dấu vết nào ở nơi đây.Không chỉ môi trường, con người và cuộc sống b́nh yên vốn có của nơi đây cũng đang dần thấm mệt mỏi. Ở Labota, nhiều cửa hàng và hộ dân bị ảnh hưởng bởi t́nh trạng mất điện kéo dài nhiều ngày; mạng internet và sóng điện thoại thường xuyên bị lỗi.Những công nhân sống trong các khu nhà trọ tồi tàn và được dựng lên một cách tạm bợ. Vài người chen chúc trong một căn pḥng chật hẹp với nhà vệ sinh chảy thẳng ra cống lộ thiên. Một chủ nhà hàng mỳ chán nản: “Chúng tôi phải sống như những con chó xung quanh hàng đống phế liệu”.
Theo Bộ Nhân lực Indonesia, IMIP có khoảng 28.000 công nhân vào năm 2019 và tăng lên 43.000 người vào năm 2020. Với nhiều cơ hội việc làm trong các nhà máy, hàng chục ngh́n người từ các vùng khác của Indonesia đă đổ về đây nhằm kiếm kế sinh nhai. Tính đên thời điểm hiện tại, con số này đă tăng lên tới khoảng 66.000 người.
Tuy nhiên, sự thật lại luôn tàn khốc. Ước mơ no đủ về cơm áo gạo tiền chưa biết đă thành hiện thực hay chưa th́ nhiều người lại đang phải chôn vùi chính ḿnh trong điều kiện làm việc độc hại với mức lương trung b́nh.
Chia sẻ với phóng viên của WIRED, nhiều công nhân cho hay ḿnh làm tới 15 tiếng/ngày nhưng chỉ kiếm được chưa đến 25 đô la – thấp hơn mức lương trung b́nh của người dân Indonesia khoảng 30 đô la/tháng. Thậm chí, một số người c̣n không có lấy một ngày nghỉ nào trong suốt 3 tháng liên tục.
Điều kiện làm việc độc hại cùng cường độ làm việc cao đă khiến nhiều người mắc phải các chứng bệnh về hô hấp. Một công nhân 18 tuổi đến từ vùng Toraja thừa nhận ḿnh thường xuyên bị khó thở. Và “mặc dù lo lắng cho sức khỏe nhưng tôi không thể làm được ǵ khác”, anh nói.
Đây không phải là trường hợp cá biệt. Theo Trung tâm Y tế Cộng đồng Bahodopi, có tới 52% bệnh nhân tới khám tại đây bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và họ đều đến từ IMIP và những vùng lân cận đấy.Thiết bị lao động của các công nhân cũng là vấn đề cần nói đến. Một công nhân của CSI – nơi tinh chế niken tại IMIP cho biết anh đă chứng kiến một vài người rơi khỏi các ṭa nhà v́ dây đai không đủ an toàn. Vào tháng 6/2022, một người lái máy ủi đă tử vong khi đất lở trong lúc anh đang làm ca đêm mà không có đèn sáng xung quanh.
Liệu có đáng để đánh đổi?
“Các quy định về sức khỏe và an toàn trở nên thật vô nghĩa tại IMIP. Họ đang đặt lợi nhuận lên trên mạng sống của những người dân”, Katsaing – người đứng đầu khu vực của Liên đoàn Công nhân Quốc gia (SPN) lên án.
Trớ trêu thay, nguồn nước, không khí lại đang chịu những hệ lụy khôn lường từ quá tŕnh cung cấp năng lượng sạch cho môi trường - sản xuất niken dùng trong pin xe điện thân thiện với môi trường.
Bất chấp những bằng chứng cho thấy cơn sốt niken đă và đang vượt ra ngoài ranh giới của sự bền vững về xă hội và môi trường, ngành công nghiệp này vẫn đang không ngừng mở rộng tại Indonesia. Tuy nhiên, suy cho cùng, chính phủ Indonesia cần nh́n xa hơn lợi nhuận mà IMIP mang lại cũng như bắt đầu giải quyết các vấn đề về xă hội và môi trường đang gây ra bởi ngành công nghiệp niken, nếu muốn nó phát triển một cách bền vững.
|