Ukraine đang bào ṃn lợi thế hải quân của Nga ở Biển Đen, đặt Moscow vào thế pḥng thủ trong khi Kiev có thể mở cửa trở lại các cảng biển.
Cán cân sức mạnh ở Biển Đen đang thay đổi
Việc các tàu thương mại khôi phục hoạt động tại cảng Odessa của Ukraine cho thấy cán cân sức mạnh ở Biển Đen đă thay đổi.Bằng cách thực hiện một cuộc chiến bất đối xứng dựa vào tàu không người lái và tên lửa sản xuất trong nước, đồng thời nhắm vào các tàu chiến của Nga đang neo đậu ngay tại căn cứ, Ukraine đă bào ṃn lợi thế hải quân của Moscow và đưa xung đột trở lại chính lănh thổ Nga.
“Để đảm bảo an ninh của chúng tôi cả hiện tại và trong tương lai, chúng tôi phải bảo vệ bờ biển của ḿnh ngay trên chính bờ biển của đối phương. Đây là cách tiếp cận mà chúng tôi đang cố gắng thực hiện từng bước một”, Tư lệnh hải quân Ukraine, Phó đô đốc Oleksiy Neizhpapa, cho biết.Bị Hạm đội Biển Đen của Nga áp đảo với tỷ lệ 12:1, Hải quân Ukraine không được coi là một lực lượng đáng kể khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022. Ukraine đă đánh ch́m một soái hạm của chính ḿnh để con tàu không rơi vào tay lực lượng Nga.
Ở Odessa, các cảng biển đă dừng hoạt động. Người dân có thể nh́n thấy tàu chiến Nga bằng mắt thường. Tàu Nga thường không tiến gần vào khu vực phía Tây Bắc Biển Đen do lo ngại tên lửa ven bờ và thủy lôi mà Ukraine đă rải. Hạm đội Biển Đen của Nga cũng đă chịu tổn thất nặng nề sau một loạt cuộc tấn công của Ukraine.
Các cuộc tấn công của Ukraine trong những tuần gần đây không chỉ nhắm vào các tàu chiến Nga ở vùng biển ngoài khơi mà c̣n tại các cảng chính của chúng như Sevastopol và Novorossiysk.
Cuộc tập kích tên lửa vào ụ tàu ở Sevastopol tuần trước đă phá hủy một tàu ngầm lớp Kilo, một trong 6 tàu ngầm mà Nga vận hành ở Biển Đen, cũng như một tàu đổ bộ lớn lớp Ropucha.
Các nhà phân tích quân sự cho rằng, thiệt hại đối với ụ tàu chắc chắn sẽ làm phức tạp các hoạt động của hải quân Nga trong những tháng tới.
Ngoài hải quân, lực lượng không quân và lực lượng đặc biệt của cơ quan t́nh báo Ukraine đều tham gia sâu vào các cuộc tấn công của Kiev ở Biển Đen.
Các tàu không người lái tầm xa do Ukraine sản xuất cũng mang lại khả năng tấn công mới vào thời điểm Kiev không thể triển khai các tàu chiến thông thường cỡ lớn.“Rơ ràng các tàu không người lái là yếu tố đang khiến đối phương lo ngại, cảm thấy không an toàn ngay cả ở cảng nhà chứ chưa nói đến trên biển”. ông Neizhpapa nói.
Nga mất thế chủ động và phải ở thế pḥng thủ
Căng thẳng ở Biển Đen bước vào giai đoạn mới hồi tháng 7, sau khi Nga rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen do Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, theo đó cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc ra thị trường thế giới.
Để tạo ra một con bài mặc cả, hồi tháng 8, Ukraine đă sử dụng tàu không người lái để tấn công tàu chở dầu tiếp tế cho lực lượng Nga ở Syria tại phía Nam eo biển Kerch, đồng thời tuyên bố tất cả các cảng lớn của Nga ở Biển Đen là “khu vực có nguy cơ chiến tranh”. Trong số này bao gồm Novorossiysk, cảng thương mại lớn nhất và là cửa ngơ quan trọng để Nga xuất khẩu dầu mỏ.
Sau khi thỏa thuận ngũ cốc sụp đổ, quân đội Ukraine đă đơn phương tuyên bố một hành lang hàng hải dân sự đến và đi từ Odessa. 6 tàu đă rời cảng Odessa qua hành lang này trong những ngày gần đây, bao gồm một tàu chở hàng treo cờ Palau đă đến đây để chất ngũ cốc hôm 16/9.
Các nhà phân tích cho rằng, cuộc tập kích của Ukraine nhằm vào các cảng của Nga đă giúp Kiev thực hiện được điều này.
Ông Dmytro Barinov, Phó giám đốc Điều hành Cơ quan Cảng biển Ukraine, cho biết: “Phía Nga phải nhận ra rằng ở đây không c̣n là con đường một chiều nữa mà cả hai đều có thể tham gia”.
Ngoài các cuộc tấn công bằng tàu không người lái, lực lượng đặc biệt Ukraine đă sử dụng tàu nhỏ để thực hiện một loạt cuộc đột kích trong những tuần gần đây. Họ đă dỡ bỏ các thiết bị giám sát điện tử quan trọng mà Nga triển khai trên các dàn khoan khí đốt ở phía Tây Crimea. Kiev cũng tuyên bố đă đưa một nhóm khác đổ bộ lên bờ biển phía Tây bán đảo để phá hủy các hệ thống pḥng không của Nga.
“Rơ ràng là phía Nga không c̣n có thế chủ động ở Biển Đen v́ cách tiếp cận mới của hải quân và các lực lượng đặc nhiệm Ukraine. Đă có một sự thay đổi thực sự quan trọng. Ukraine đă dần dần lấy lại thế chủ động và chuỗi chiến thắng nhỏ về mặt chiến thuật này có thể góp phần tạo nên thành công về mặt hoạt động và thậm chí là chiến lược”, ông Michael Petersen, giám đốc sáng lập Viện Nghiên cứu Hàng hải Nga tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, đánh giá.
Nga đang ở vị trí dễ bị tấn công nhất ở Biển Đen. Mặc dù là một cường quốc hải quân nhưng Moscow không thể bù đắp tổn thất ở đây bằng tàu từ các hạm đội khác v́ Thổ Nhĩ Kỳ, nước kiểm soát eo biển nối giữa Biển Đen và Địa Trung Hải, đă cấm các tàu chiến đi qua khu vực này từ tháng 2/2022, theo quy định của Công ước Montreux năm 1936.
Hiện Nga vẫn duy tŕ ưu thế trên không ở Biển Đen, Tuy nhiên, ông Neizhpapa cho rằng điều đó sẽ chấm dứt sau khi Ukraine nhận được máy bay chiến đấu F-16 trong những tháng tới. Không giống như các máy bay chiến đấu phản lực lỗi thời của Ukraine, F-16 sở hữu radar hiện đại có thể để xác định máy bay chiến đấu của Nga và có thể mang tên lửa có thể tiêu diệt chúng trong một cuộc đấu trên không.
Mục tiêu hàng đầu của Ukraine
Ngoài Odessa, Ukraine cũng phát triển thương mại thông qua các cảng biển ở đồng bằng sông Danube, giáp biên giới với Romania. Trong những tháng gần đây, 3 cảng ở Danube gồm Izmail, Reni và Kiliya liên tục bị tấn công bằng máy bay không người lái (UAV).
Theo giới chức Ukraine, các cuộc tấn công đă phá hủy các kho chứa khoảng 270.000 tấn ngũ cốc, cùng với các xe tải và cơ sở hạ tầng cảng. Một số UAV được cho là đă rơi xuống bờ sông bên phía Romania. Tuy nhiên, các cảng Danube của Ukraine vẫn tiếp tục hoạt động gần hết công suất.
Borys Yureskul, chủ một doanh nghiệp nông nghiệp sử dụng 250 lao động trong khu vực, cho biết: “Chúng tôi đang gặp khó khăn nhưng vẫn tiếp tục xuất khẩu. Về mặt kỹ thuật, việc bảo vệ đồng bằng sông Danube không khó đến thế. Vùng biển đă được bảo vệ rồi, bây giờ tất cả những ǵ cần làm là bảo vệ bầu trời. Nếu chúng tôi có lực lượng pḥng không thích hợp ở đây, chúng tôi có thể làm được điều đó”.
Để tránh nguy cơ bị tấn công, các tàu sử dụng cảng Danube của Ukraine thường di chuyển ở vùng nước nông sát bờ biển Romania, Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ, tất cả đều là thành viên NATO, khi ra vào Biển Đen. Việc di chuyển như vậy cũng có nghĩa là chỉ những tàu nhỏ có tải trọng dưới 10.000 tấn mới có thể chạy trên tuyến đường thủy này, khiến việc xuất khẩu qua sông Danube trở nên đắt đỏ hơn nhiều.
Đó là lư do việc mở lại các cảng ở Odessa là ưu tiên hàng đầu của Ukraine. Chính quyền Kiev nói rằng, mặc dù không thể đảm bảo 100% số tàu được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công, nhưng họ đang đàm phán thêm với nhiều chủ tàu để đưa thêm tàu vào cảng sau khi đă có một số tàu đến đây vào cuối tuần qua.
|
|