Bất ổn tại Trung Đông có thể đẩy các ngân hàng trung ương vào cuộc chiến chống lạm phát mới, khi nỗ lực của họ chỉ vừa có hiệu quả.
Hôm 7/10, nhóm vũ trang Hamas tấn công Israel, phát động chiến dịch quân sự lớn nhất nhằm vào nước này trong nhiều thập kỷ qua. Israel trả đũa bằng các cuộc không kích liên tiếp trên Dải Gaza. Cùng với xung đột Nga - Ukraine, diễn biến này càng khiến t́nh h́nh thế giới thêm bất ổn.
Giới quan sát cho rằng tác động từ việc này có thể phải mất một thời gian nữa mới thể hiện rơ. Nó cũng c̣n tùy thuộc vào việc xung đột kéo dài bao lâu, nghiêm trọng đến mức nào và có lan ra những nơi khác trong khu vực hay không.
"C̣n quá sớm để nói về tác động tiềm tàng", dù thị trường dầu và chứng khoán đă phản ứng ngay lập tức, Agustin Carstens - Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho biết.
Giá dầu Brent và WTI sáng nay có thời điểm tăng tới 5%. Đôla Mỹ và yen Nhật cũng mạnh lên so với các tiền tệ khác. Thị trường chứng khoán và trái phiếu Israel lao dốc hôm 8/10. Hàng loạt doanh nghiệp nước này cũng đă phải dừng hoạt động.
Khói bốc lên sau một cuộc không kích của Israel tại Gaza hôm 7/10. Ảnh: Reuters
Xung đột tại Trung Đông có thể tạo ra thách thức mới với kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng của thế giới vốn đang chậm lại. Thị trường Mỹ cũng đang t́m cách thích ứng với khả năng Cục Dự trữ liên bang (Mỹ) duy tŕ lăi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn dự kiến.
"Yếu tố bất ổn nào về kinh tế cũng có thể tŕ hoăn quyết định chính sách của các nước, tăng chi phí rủi ro và gây xáo trộn trên thị trường dầu. Các thị trường đều đang theo sát diễn biến. Câu hỏi hiện tại là liệu t́nh h́nh này có gây ra sự mất cân bằng trong dài hạn hay không", Carl Tannenbaum – nhà kinh tế học tại Northern Trust cho biết.
Tuần này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ nhóm họp để đánh giá kinh tế toàn cầu. T́nh h́nh tại Trung Đông và các vấn đề liên quan có thể sẽ là tâm điểm thảo luận của các lănh đạo tài chính. Kinh tế thế giới vẫn đang biến động liên tục do đại dịch và căng thẳng thương mại vài năm qua.
Với các ngân hàng trung ương, t́nh h́nh hiện tại tiếp tục đẩy họ vào t́nh thế tiến thoái lưỡng nan. Họ sẽ phải cân nhắc liệu xung đột tại Trung Đông có kéo lạm phát tăng trở lại hay không. Do khu vực này không chỉ có các nước sản xuất dầu lớn, như Iran và Arab Saudi, mà c̣n có các tuyến vận tải biển quan trọng.
Quan chức Fed cho biết giá năng lượng tăng cao là rủi ro với triển vọng lạm phát. Trong biên bản cuộc họp mới nhất, họ cho rằng kinh tế Mỹ có thể tránh được suy thoái, nếu không có các cú sốc bất ngờ từ bên ngoài.
Khi xung đột bùng phát tại khu vực sản xuất dầu lớn của thế giới, phản ứng của các nhà buôn và các nước như Iran hay Arab Saudi sẽ được theo dơi sát sao để xem giá dầu có tăng vọt không. Giao dịch cổ phiếu và trái phiếu vài ngày tới cũng sẽ cho thấy các thị trường dự báo kết quả như thế nào.
"Xung đột này có thể kéo giá dầu tăng, lạm phát tăng, đe dọa triển vọng tăng trưởng", Karim Basta – kinh tế trưởng tại III Capital Management cho biết. Fed sẽ phải cân nhắc liệu giá cả cao hay tăng trưởng chậm mới là điều đáng lo ngại hơn.
Quan chức Fed vốn đang phải theo dơi diễn biến trên thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ gần đây đi lên, đồng nghĩa nhà đầu tư thích rót tiền vào các kênh khác có rủi ro cao hơn.
Tuy nhiên, nếu diễn biến tại Trung Đông làm tăng lo ngại về kinh tế toàn cầu, trái phiếu chính phủ Mỹ sẽ lại được ưa chuộng khi nhà đầu tư t́m kênh trú ẩn, kéo theo lăi suất đi xuống.
Trong các trường hợp khác, lăi suất giảm được coi là tín hiệu tích cực, khuyến khích người dân và doanh nghiệp chi tiêu. Nhưng như vậy, nó có thể ám chỉ rủi ro mới của kinh tế toàn cầu đă xuất hiện.
VietBF@sưu tập