Suốt 50 năm qua, bà Đối đă sống trong sự mặc cảm, tủi thân với những câu hỏi: “V́ sao ba bỏ con lại đó, v́ sao ba đem cho con đi?”.
Một ngày mùa đông năm 1973, bà Lê Thị Đối (tên hiện tại là Nguyễn Thị Ánh Tuyết) khi đó mới 12 tuổi, bị ba đem trao cho một người đàn ông lạ tên Ngô Viết Tín ở Đà Nẵng. Cha bà Đối nói điều ǵ đó với vợ chồng ông Tín rồi một lúc sau bảo bà: “Thôi con ở lại đây với ba nuôi, mẹ nuôi. Cha ra ngoài một chút rồi lát cha dẫn về”. Đứa trẻ thơ dại vẫn nghĩ được cha dẫn đi chơi nên yên tâm ngồi đợi. Chẳng ngờ đó là lần cuối cùng bà Đối được gặp cha.
Sống trong căn nhà xa lạ với 9 đứa con của vợ chồng ông Tín - bà Lan, bà Đối ngơ ngác, buồn rầu. Ông Tín không cho bà đi t́m cha, cứ giữ chân quanh quẩn ở nhà.
"Tôi chỉ biết ông là cấp trên của ba tôi. Tôi không kêu cha nuôi, mẹ nuôi, chỉ kêu chú - thím. Nhà ông ở gần sân bay, đi một khoảng ra con đường đất đỏ", bà Đối nhớ lại.
Bà Lê Thị Đối thất lạc gia đ́nh từ năm 1973.
Đến cuối tháng 3/1975, gia đ́nh ông Tín chuyển vào Sài G̣n, ở nhờ nhà người quen ở quận 3. Lúc này, bà nói với ông Tín: “Con xin chú thím cho con đi t́m ba má, chị em con”. Nhưng ông lắc đầu đáp: “Nếu con về đó, ba má con đi rồi, con quay về đây chú thím cũng đi luôn. Lúc đó con sẽ bơ vơ. Con cứ đi theo chú thím, sau này chú thím sẽ kiếm lại ba má cho con”. Bà Đối nghe xuôi, gật đầu chấp nhận vào Sài G̣n.
Nhưng lời hứa ấy đă măi không được thực hiện. Nhiều năm sau, ông Tín bị bắt đi cải tạo. C̣n bà Đối, được phường cho đi học bổ túc chữ ở gần nhà rồi xin đi thanh niên xung phong. Bà muốn bắt đầu với trang mới cuộc đời với suy nghĩ đơn giản là để chú (ông Tín) đi học tập cải tạo về sớm, t́m lại gia đ́nh cho ḿnh.
50 năm thất lạc, sống trong buồn tủi, mặc cảm, bà Đối thu ḿnh, khép kín, trở nên ít nói. Khi xin đi thanh niên xung phong, sống trong môi trường tập thể, cô bé nhút nhát mới dần trưởng thành, hoạt bát hơn.
Bà có chồng, rồi sinh con trong khó khăn. Nhận ra chồng không tốt, bà quyết từ bỏ rồi cắn răng nuôi con một ḿnh. Song cuộc sống của bà Đối không chỉ có nước mắt mà vẫn lấp lánh t́nh yêu thương.
Bé Khanh - con gái bà ốm yếu, bệnh tật liên miên. Bà Nguyễn Thị Hiệp (đồng đội của bà Đối) thương xót, ngỏ ư muốn đem đứa trẻ về nhà nuôi cho cứng cáp. Năm 1990, bà Lê Thị Quan - mẹ ruột bà Hiệp đă dang tay nhận luôn bà Đối làm con nuôi, cho nhập hộ khẩu vào gia đ́nh.
Bà Đối và bà Hiệp trở thành chị em nuôi, sát cánh luôn có nhau. Bà thuê một căn nhà nhỏ sống ngay cạnh làm nhang, cho bà Hiệp bỏ mối đem bán. Về sau hai bà hùn sức mở một xe đẩy bánh ḿ, kiếm kế sinh nhai. Cuộc sống tuy chật vật, khó khăn nhưng luôn ấm áp t́nh thương.
12 năm tham gia thanh niên xung phong cũng là 12 năm bà Đối bặt tin với gia đ́nh ông Tín. Đến khi trở về thành phố, bà bàng hoàng khi biết vợ chồng ông đă chuyển sang định cư nước ngoài.
Những bí mật và bao điều chưa tỏ về câu chuyện năm xưa bị vùi lấp, bởi chỉ có một ḿnh ông Tín mới có thể giúp bà Đối t́m lại gia đ́nh thất lạc.
Ở tuổi lục tuần, bà Đống vẫn măi day dứt với câu hỏi: V́ sao năm ấy ba bỏ con? Trong kư ức, người phụ nữ 62 tuổi nhớ có bà ngoại tên Sâm cha tên Nguyễn Văn Bá, mẹ tên Nguyễn Thị Truật. Nhà có 4 chị em, tên lần lượt Thảo, Đối, Phú, Quư.
“Mẹ tôi người nhỏ con, trong mắt tôi, mẹ là người đẹp nhất. C̣n ba dáng hơi thấp. Ba thương tôi nhất trong 4 chị em, đi đâu cũng cho đi theo”, bà Đối cho hay.
Bà Đối đă gửi thông tin về chương tŕnh “Như chưa hề có cuộc chia ly” t́m kiếm sự hỗ trợ. Nhưng mọi thông tin đều mịt mờ, bởi khi về từng địa phương xung quanh huyện Gio Linh, Quảng Trị, tra hỏi theo những cụm tên bà đưa ra th́ không có ai trùng khớp.
Một ngày đẹp trời, chị Yến Sách - con dâu của bà Lê Thị Phú hiện sống ở Sơn Mỹ - Hàm Tân (B́nh Thuận) rất bất ngờ khi vô t́nh đọc được thông tin t́m gia đ́nh mà bà Đối chia sẻ trên trang Cộng đồng người Quảng Trị. Chị Yến Sách nhớ mang máng khuôn mặt và câu chuyện của người phụ nữ này giống hệt với những ǵ mà mẹ chồng chị kể.
Bà Lê Thị Phú vẫn không khỏi rùng ḿnh khi nhớ lại giây phút nghe con dâu báo tin: “Tim tôi đập liên hồi, người run run, da gà nổi hết lên. Cả nhà cứ nghĩ chị đă chết từ năm 1973 rồi”.
Bà Phú là em ruột thứ 3, sinh sau bà Đối. Hóa ra bà Đối có họ thật là Lê, nhưng cứ nghĩ ḿnh họ Nguyễn. Chính v́ sự nhầm lẫn tai hại mà bao năm qua, việc t́m kiếm thân nhân cũng gặp nhiều khó khăn.
Bà Phú kể lại, khoảng năm 1972-1973, cả gia đ́nh 6 người theo cha liên tục di chuyển khắp nơi, khi th́ lưu lạc ở Đông Hà, Cam Lộ rồi chạy sang Gio Linh (Quảng Trị). Năm 1973, bà thấy cha dắt chị gái đi đâu đó rồi kể từ đó biệt tăm.
Cha không quay lại, chị cũng thất lạc, bà Phú theo mẹ và các chị cùng ḍng người tản cư sang vùng đất mới sinh sống.
"Sau khi chị Đối đi, quần áo cũ của chị tôi mặc. Mỗi lần thấy, mẹ lại khóc rất nhiều. Thế là tôi không dám mặc nữa, cất luôn vào tủ.
Năm 1974 mẹ con lại dắt díu nhau đi tản cư đến B́nh Thuận. Vừa đi mẹ nóng ḷng ngoái lại phía sau, chỉ mong thấy bóng dáng ba và chị Đối.
Vào đất mới rồi. Mẹ vẫn khóc buồn đau. Đi xin lễ cho chị, mẹ dặn chúng tôi nhớ cầu lễ B́nh An chứ đừng lễ Cầu Hồn. Mẹ luôn tin chị vẫn c̣n sống", bà Phú nhớ lại.
Cuộc sống bươn chải vất vả, bà Lê Thị Quư (em gái bà Đối) được mẹ cho ăn học đầy đủ nhất, khi lớn vào Sài G̣n làm công nhân. Bà Truật vẫn dặn con lên thành phố t́m cách t́m lại chị gái. Đau buồn, bà Truật suy sụp, ốm liệt giường 4 năm liền. Năm 2009, bà mất, hưởng thọ 90 tuổi. Trước khi chết, bà vẫn không quên tiếp tục dặn đừng làm lễ cầu hồn đứa con thất lạc của ḿnh.
Nhờ mạng xă hội và "Như chưa hề có cuộc chia ly", giờ đây 4 chị em bà Đối được trùng phùng trong niềm vui khôn nguôi. Nước mắt bà Đối không ngừng rơi. Bà Thảo rưng rưng vỗ vai, an ủi em gái: "Được rồi, đừng khóc, chị em ḿnh đoàn tụ vậy là quư rồi. Mẹ ở trên trời cao thấy vậy là vui rồi".
C̣n bà Quư cũng xúc động nhắn nhủ tới chị gái: "Không biết chị em giàu hay nghèo, lành lặn hay tật nguyền. Dù chị có cực khổ hay ǵ chúng cũng đem chị về nuôi. Chị thiệt tḥi nhiều rồi".
VietBF@ Sưu tập