Trung Quốc công bố tham vọng phát triển công nghệ chip năo với giao diện năo - máy tính, tương tự những ǵ Neuralink của Elon Musk đang theo đuổi.
Ngày 29/1, trang web Bộ Công nghiệp Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) đăng tài liệu mô tả kế hoạch lớn nhằm thúc đẩy các công nghệ tiên tiến. MIIT cho biết đang chuẩn bị cho hàng trăm đột phá công nghệ bằng cách tạo ra những "sản phẩm mang tính biểu tượng" vào năm 2025. Một trong số đó là giao diện năo - máy tính.
Mục tiêu của Trung Quốc là tạo ra mô h́nh thần kinh điện toán năo và các công nghệ liên quan một cách dễ dùng, an toàn. Những lĩnh vực dự kiến được áp dụng là phục hồi chức năng y tế, xe không người lái và thực tế ảo. Trong khi đó, ngày 30/1, Elon Musk tuyên bố Neuralink đă thực hiện thành công ca ghép chip vào năo người.
Theo Business Insider, Trung Quốc cũng đang tăng tốc các đột phá công nghệ như chip GPU và máy tính lượng tử. Tham vọng của họ là trở thành quốc gia tiên phong trong các lĩnh vực này vào 2027.
Mô phỏng giao diện năo - máy tính của Neuralink do tỷ phú Elon Musk sáng lập. Ảnh: Times
Các nhà phân tích cho biết Trung Quốc đă âm thầm nghiên cứu nhằm tạo ra thiết bị giao diện năo - máy tính những năm gần đây, trong đó có những mô h́nh có thể cạnh tranh với Neuralink. Năm 2019, Đại học Thiên Tân và một tập đoàn điện tử thuộc sở hữu nhà nước đă công bố một chip năo cung cấp khả năng xử lư có tên Brain Talker.
Tháng 4/2023, SCMP dẫn nguồn tin nói chính phủ Trung Quốc đă tài trợ cho một pḥng thí nghiệm, nghiên cứu giao diện năo - máy tính cũng tại Thiên Tân. Nơi đây có 60 nhà khoa học đang làm việc. Independent cho biết Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh cũng đă phát triển thiết bị có tên SprialE có thể kết nối năo người với máy tính bằng cách đưa thiết bị vào tai, không cần phẫu thuật nhờ thiết kế dạng xoắn ốc.
Theo Bloomberg, giao diện năo - máy tính đă được phát triển từ hàng thập kỷ trước với nhiều công ty tham gia nhưng ít đột phá. Neuralink, được Elon Musk được thành lập năm 2017, đang là một trong những công ty thu hút sự chú ư nhất.
Thiết bị Neuralink chứa hơn 1.000 điện cực, nhiều hơn so với những thiết bị cấy ghép khác. Nó nhắm vào tế bào thần kinh riêng lẻ, trong khi nhiều thiết bị tập trung vào các nhóm tế bào thần kinh. Nếu mô h́nh của Neuralink hoạt động tốt, nó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Nguyên tắc hoạt động của Neuralink là sau khi thiết bị điện tử được cấy vào hộp sọ, dữ liệu năo sẽ gửi tín hiệu đến ứng dụng qua giao tiếp không dây để giải mă. Ngay cả việc sạc cũng được thực hiện bằng kết nối không dây.
Startup của Elon Musk đă phát triển một robot phẫu thuật riêng để thực hiện quy tŕnh cấy ghép. Musk cho biết, nhóm đầu tiên công ty hướng đến là những người bị liệt, suy giảm thị lực, thính lực. Tuy nhiên, mục tiêu xa hơn là thiết bị sẽ hiện thực hóa tham vọng hợp nhất trí năo con người với AI.