Nhận được học bổng bằng 100% học phí. Sinh viên quốc tế ở Mỹ vẫn phải chi trả nhiều khoản khác như ăn ở, đi lại, bảo hiểm, sách vở... Số tiền này có thể lên tới hàng tỷ đồng.
“Mỗi năm, bố mẹ em cần đóng khoảng hơn 17.000 USD cho các chi phí ăn ở và bảo hiểm, ngoài ra chưa tính phí đi lại, sách vở hay chi tiêu cá nhân... Như vậy, nếu chi tiêu tiết kiệm, không ăn ngoài nhiều, hạn chế đi chơi, du lịch, mức chi phí mỗi năm gia đ́nh phải chi trả vẫn lên tới 500 – 600 triệu đồng”.
Theo Hương, nhiều gia đ́nh có tư tưởng chỉ cần con giành được học bổng, số tiền c̣n lại cả bố mẹ và con cái cùng cố gắng “cày cuốc”, nhưng thực tế hoàn toàn khác xa tưởng tượng.
Nhiều sinh viên Việt có ư định đi làm thêm kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt, nhưng mọi chi phí ở Mỹ đều rất đắt đỏ. Trong khi đó, sinh viên chỉ được làm thêm tối đa 20 giờ/tuần với mức lương từ 8 – 12 USD/giờ. Nếu làm đầy đủ, sinh viên sẽ nhận về trung b́nh khoảng 800 USD/tháng.
“Số tiền này chỉ phụ thêm chi trả một phần chi phí sinh hoạt hoặc đủ tiền tiêu vặt. Việc “tự nuôi thân” hoàn toàn là điều bất khả thi”, nữ sinh nói.
Đinh Hương cũng cho biết, nhiều du học sinh chọn cách “làm chui” bên ngoài như xin vào các cửa hàng nail, bán hàng. Công việc này tuy có mức lương cao hơn, không phải đóng thuế, nhưng sinh viên cũng sẽ gặp nhiều rủi ro như bị bắt, phạt tiền...
ThS Nguyễn Thị Thu Hà, cố vấn Hướng nghiệp và du học tại một hệ thống giáo dục, cho hay, hiện nay, rất ít trường đại học Mỹ trao học bổng Full-ride (học bổng toàn phần, bao gồm cả học phí và sinh hoạt phí…), chủ yếu cấp dưới dạng học bổng Full-tuition, tức chỉ gồm học phí. Dù nhận được suất học bổng bằng 100% học phí, sinh viên quốc tế vẫn cần chi trả các khoản chi phí khác như ăn ở, bảo hiểm, sách vở, di chuyển, phí sinh hoạt cá nhân...
Tùy theo từng khu vực và ngôi trường, mức chi phí này là khác nhau. Tuy nhiên tính trung b́nh mỗi năm, mức chi phí kư túc xá sinh viên phải trả khoảng hơn 7.000 USD, tiền ăn khoảng 6.000 USD, bảo hiểm khoảng 2.000 – 3.000 USD... Tổng chi tiêu không tính học phí chiếm khoảng gần 20.000 USD.
Bà Lê Diệu Linh, Phó Giám đốc Tổ chức giáo dục Summit, cũng cho rằng ngoài học phí, tính từ thời điểm sinh viên xác định sẽ nhập học tại trường, sẽ có nhiều khoản phí hàng năm sinh viên cần phải đóng như các khoản trường thu (ăn ở, bảo hiểm) và các khoản bên ngoài phải tự chi trả thêm (chi phí làm thủ tục visa, sách vở phương tiện học tập, thuốc men, tiền điện thoại, đi lại bao gồm tàu/xe/máy bay, giải trí, sinh hoạt khác).
“Đôi khi, cũng sẽ có những t́nh huống phát sinh cần dùng tới tiền. Trung b́nh, các khoản nằm ngoài học phí, ăn ở và bảo hiểm thường dao động từ 3.000 – 5.000 USD mỗi năm”.
Bà cũng đưa ra ví dụ cụ thể về mức chi phí du học tại một trường tư ở New York và một trường công ở Indiana với học sinh quốc tế:
Với mức phí trên, bà Linh cho rằng nếu xác định cho con đi du học, các gia đ́nh cần có sự chuẩn bị tài chính vững chắc từ sớm, bởi học bổng về bản chất là trường sẽ “giảm giá” để hỗ trợ chi phí cho học sinh ở mức độ nhất định.
Điều này sẽ dựa trên ít nhất 3 yếu tố như: Mức độ cạnh tranh trong hồ sơ của học sinh, t́nh h́nh tài chính của gia đ́nh và ngân sách cho phép của trường. Mức đóng góp trường yêu cầu có phù hợp với gia đ́nh hay không phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược lựa chọn trường của mỗi học sinh.
Do đó, bà Linh cho rằng nếu tài chính là yếu tố quan trọng nhất, gia đ́nh cần có chiến lược chọn trường, chọn phương pháp nộp hồ sơ và cả chương tŕnh học phù hợp cho con.
Để tiết kiệm chi phí khi đi du học, theo bà Linh, điều kiện tiên quyết người học cần phải t́m được ngành và trường phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.
“Các em cần hoạch định rơ sẽ theo học 4 năm hay theo những ngành “dài hơi hơn”, kéo dài từ 6 – 8 năm như Y, Luật... Nếu đi dài hơi, các em có thể cân nhắc học các trường vừa phải, xin nhiều học bổng để dành chi phí lên cao học”.
Ngoài ra, du học sinh có thể cân nhắc các khu vực hay bang bớt sầm uất hơn, có chi phí sống rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo cơ hội thực tập và làm việc. Một số trường cũng cho sinh viên tự thuê nhà bên ngoài khu kư túc xá tiêu chuẩn từ năm thứ 2. Điều này cũng giúp sinh viên tiết kiệm khá nhiều về chi phí ăn ở, có trường hợp tiết kiệm tới một nửa chi phí.
Đồng quan điểm, ThS Nguyễn Thị Thu Hà cũng cho rằng dù nhận được học bổng 100% học phí, học sinh và phụ huynh vẫn cần quan tâm đến con số thực tế cuối cùng sau khi trừ đi phần học bổng, xem có phù hợp với mức tài chính của gia đ́nh hay không.
“Với nhiều đại học Mỹ, việc cấp học bổng là chính sách để “kích cầu”, cho nên nhiều trường hợp nhận học bổng 3-4 tỷ đồng nhưng con số ấy vẫn không đáng kể trong suốt hành tŕnh dài du học. Do vậy, người học cần có cái nh́n thực tế hơn, bởi gia đ́nh vẫn cần phải chi trả khoảng 700 – 800 triệu đồng mỗi năm. Đó mới chỉ là những trường xếp hạng trong top 50 các trường đại học khai phóng. Các trường xếp hạng cao hơn, nằm ở những thành phố lớn hơn, mức chi phí có thể nhiều hơn thế”.
Tuy nhiên theo ThS Hà, chính sách học bổng tại Mỹ khá đa dạng, linh động cho từng học sinh. Do đó, các gia đ́nh có thể thương lượng với ban tuyển sinh để được hỗ trợ tài chính phù hợp hoặc tối ưu nhất với tài chính gia đ́nh, kể cả sau khi trừ đi mức chi trả khả thi.
Ngoài ra, du học sinh cũng có thể tận dụng tối đa các chính sách ưu đăi dành cho sinh viên quốc tế, như thẻ sinh viên để nhận ưu đăi khi mua đồ, tham gia phương tiện công cộng, giúp tiết kiệm chi phí. Nếu không ở kư túc xá, sinh viên cũng có thể tiết kiệm được khoảng 5.000 USD/năm.
Với chi phí liên quan đến sách vở, học tập tại Mỹ thường khá đắt, sinh viên có thể tận dụng mua sách cũ trên Amazon hoặc mua lại của các anh chị khóa trước để giảm chi phí này.
“Cuối cùng, điều quan trọng nhất, khi chi tiêu bất cứ khoản nào, sinh viên cũng cần có một bảng chi tiêu cụ thể giúp việc kiểm soát phù hợp với bản thân thay v́ tiêu tràn lan”.