Vu lan là tên gọi ngày lễ lớn của các tăng ni phật tử trong phật giáo nhằm vào ngày rằm tháng 7 hàng năm, lấy đó là ngày tưởng nhớ báo hiếu công ơn cha mẹ.
Cũng theo tín ngưỡng dân gian, rằm tháng 7 đó là ngày cơi âm mở cửa địa ngục ân xá cho các vong linh, trong đó có cả các cô hồn không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế thờ cúng. Lễ cúng cô hồn theo cách gọi dân gian cũng trùng vào ngày này… Rất nhiều người nhầm lẫn Vu lan báo hiếu là ngày “xá tội vong nhân “.
Truyền thuyết lễ Vu Lan xuất phát từ ḷng hiếu thảo của vị Bồ tát Mục Kiều Liên đă có tấm ḷng đại hiếu cứu mẹ. Theo kinh Vu Lan th́ ngày xưa, lúc bồ tát Mục Kiều Liên tu thành chánh quả, tưởng nhớ tới mẫu thân, ngài đă dùng phép thần thông nghiệp lực du linh nh́n khắp nơi , Ngài thấy mẹ ḿnh bởi khi tại thế gây nhiều nghiệp ác nên khi chết bị đoạ vào địa ngục bị đói khát, hành hạ rất khổ sở. Ông đem cơm xuống tận cơi quỷ dâng lên cho mẹ . Nhưng do đói khát lâu ngày nên khi ăn, mẹ của ông thường dùng một tay che bát cơm của ḿnh để các cô hồn khác không tới tranh cướp… Mục Liên quay về t́m Phật để hỏi cách xin được cứu mẹ và được Phật dạy rằng: “ Dù Nhà ngươi thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu được … Hăy nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương trời trợ duyên, giúp sức mới mong giải cứu được…” . Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hăy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”. Làm theo lời Phật dạy, Mục Liên đă giải thoát được cho mẹ ḿnh. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này mà làm.Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời…
Ở Việt Nam ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, là một ngày lễ lớn của Phật giáo để tỏ ḷng hiếu thảo với cha mẹ. Việc cúng rằm tháng 7 bao giờ cũng nên cúng ở chùa trước rồi mới đến cúng tại nhà. Ngày lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm khi mặt rời lặn, thời điểm nhiều vong hồn phẳng phất. Ở nhà chùa thường tổ chức lễ hoa đăng, tụng kinh Vu Lan vào buổi tối để giúp tăng ni, phật tử tỏ ḷng báo hiếu với đấng sinh thành của ḿnh. Người dân cũng làm lễ cúng cô hồn vào ngày này để hoan hỷ giúp đỡ những linh hồn đói khát, mong họ đừng có quấy phá. Trên mâm cúng thường để tiền vàng, và những vật dụng cho người cơi âm, để ở trước sân hoặc trên vỉa hè. Sau khi cúng xong thường kêu trẻ con lối xóm tới cướp xôi, bỏng oản… gọi là tán lộc. Ví như các cô hồn hoan hỷ nhận của bố thí…
Cũng trong lễ này, người Việt ta có một “quy ước”: Nếu ai đó c̣n mẹ sẽ được cài một bông hoa màu hồng lên áo. Ai đă mất mẹ th́ cài hoa trắng. Người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, sẻ chia, không bao giờ quên ơn cha mẹ. Người được hoa hồng sẽ sung sướng v́ biết Ngày lễ Vu Lan. Bởi thế, Vu lan không chỉ có ư nghĩa là ngày cúng lễ tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cúng cho các vong hồn cô quạnh mà sâu xa hơn, nhắc nhở người ta biết trân trọng những ǵ ḿnh đang có: Cha,mẹ, gia đ́nh… Tuy nhiên đó chỉ là cái tích , c̣n việc báo Hiếu của con cái th́ không kể ngày rằm tháng 7.
VietBF@sưu tập