Trong một video được đăng trên mạng xă hội X, một người dùng có tên Taiba Sulaimani ghi h́nh trong gương, cất cao giọng hát phản đối luật mới của Taliban. Cô viết, "các ông gọi giọng nói của tôi là trần trụi; Nhưng tôi sẽ hát quốc ca của tự do!" với hashtag "Nói không với Taliban".
Cô Taiba Sulaimani là một trong hàng trăm phụ nữ Afghanistan trên khắp thế giới đăng tải video ca hát trên các nền tảng mạng xă hội. Mục đích là phản đối luật mới do chính quyền Taliban thông qua vào tuần trước, cấm tiếng nói của phụ nữ ở nơi công cộng cũng như bắt buộc phải che kín toàn bộ cơ thể.
Phụ nữ ở Afghanistan không được phép để lộ bất kỳ phần nào của cơ thể, kể cả mắt. Tuy nhiên, trước khi được ban hành, luật này vốn chỉ là một khuyến nghị không mang tính bắt buộc, nhiều phụ nữ vẫn để lộ phần trên của khuôn mặt khi ra ngoài.
Người phát ngôn Văn pḥng Cao uỷ Nhân quyền Liên hợp quốc cho biết, luật mới đang cố biến người phụ nữ thành những bóng h́nh không mặt mũi, không tiếng nói.
Đáp lại, những phụ nữ như cô Sulaimani đang thể hiện sự phản kháng và từ chối im lặng.
“Tôi quay video này v́ muốn nói với phía Taliban rằng các ông không thể ra lệnh cho tôi phải làm ǵ”, cô Sulaimani khẳng định.
Cô Sulaimani phải chạy trốn khỏi Afghanistan sang Canada cách đây 3 năm, sau khi lực lượng Taliban lên nắm quyền năm 2021, thậm chí c̣n không có cơ hội nói lời tạm biệt với gia đ́nh. Mặc dù cô hiện đang sống xa quê hương hơn 10.000 km, chính quyền Taliban vẫn t́m cách đe dọa cô, thậm chí gọi điện cảnh báo cô đừng nên quên gia đ́nh ḿnh vẫn c̣n ở Afghanistan.
Tuy nhiên, những lời đe dọa chỉ càng làm cô Sulaimani quyết tâm hơn.
“Điều này khiến tôi càng chắc chắn rằng tôi phải mạnh mẽ hơn bao giờ hết và tiến lên phía trước”, cô Sulaimani cho biết.
Cô Hoda Khamosh, một phụ nữ Afghanistan hiện đang sinh sống tại Na Uy, đồng thời là người sáng lập Phong trào công lư cho phụ nữ Afghanistan, ngay lập tức hưởng ứng lời kêu gọi này.
Đối với cô Khamosh, mỗi tiếng nói có thể trở thành hàng ngàn tiếng nói, chứng minh rằng những người phụ nữ không bao giờ chỉ là một cá nhân dễ dàng bị xoá bỏ.
Cô Khamosh đăng video hát một bài ca cách mạng, với thông điệp rằng “nếu các người đóng kín cửa, chúng tôi sẽ mở tung cửa sổ để tiếng nói của chính ḿnh được lắng nghe”.
“Chúng tôi không ra trận với súng ống, mà với tiếng nói, với h́nh ảnh của chính ḿnh. Sự phản kháng này là một cuộc chiến và một cuộc đấu tranh”, cô Khamosh chia sẻ.Thậm chí những người phụ nữ ngay trong ḷng Afghanistan cũng đăng tải video ca hát, đôi khi đơn ca, đôi khi hát cặp hoặc theo nhóm nhỏ, nhưng luôn mặc burqa để che giấu danh tính.Cô Zahra, một nhà báo ở Afghanistan, cho biết t́nh h́nh tại đây đang thay đổi nhanh chóng. Tuần trước, có rất nhiều phụ nữ ở bên ngoài, nhưng kể từ khi luật mới được thông qua yêu cầu phụ nữ phải che kín cơ thể cũng như giọng nói, các con phố đă không c̣n bóng dáng phụ nữ.
Luật mới coi giọng nói của phụ nữ là một cám dỗ. Người phụ nữ bị cấm hát, ngâm thơ hoặc đọc bất kỳ thứ ǵ ở nơi công cộng, bên cạnh các quy định khắt khe khác như cấm phụ nữ rời khỏi nhà một ḿnh, không được phép nh́n hay nói chuyện với những người đàn ông mà họ không có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân.
Những hạn chế này dường như khiến việc rời khỏi nhà trở nên bất khả thi, nếu vi phạm các quy tắc, người phụ nữ có thể bị cảnh cáo hoặc bắt giữ. Người phát ngôn của Taliban cho biết, luật mới sẽ đóng vai tṛ quan trọng trong việc thúc đẩy đạo đức và loại bỏ tệ nạn.
Theo nhà báo Zahra, hiện nay, nhiều nam giới thường yêu cầu các thành viên nữ trong gia đ́nh ở nhà v́ không muốn gặp rắc rối.
“Đôi khi chúng tôi gặp ác mộng rằng chính quyền Taliban sẽ đến và bắt chúng tôi”, cô Zahra cho biết.
Chỉ hy vọng và tin tưởng thôi có thể sẽ không gây ra được sức ảnh hưởng lớn với nhiều phụ nữ Afghanistan, nhưng giờ đây một số người cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh từ làn sóng ủng hộ mạnh mẽ trên toàn cầu khi ḥa ḿnh vào những video ca hát.
Giờ đây, những phụ nữ Afghanistan hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ có những hành động cụ thể để bảo vệ ḿnh. “Xin đừng bỏ mặc chúng tôi. Tất cả chúng tôi đều cần sự hỗ trợ từ các bạn”, cô Sulaimani nghẹn ngào.
|