KHI TÌNH THƯƠNG TRỞ THÀNH .... GÁNH NẶNG
9 đứa ở trọ trong nhà chính đạp bể luôn cái bồn tắm thứ 2. Lần trước là trên lầu, bây giờ thì phía dưới. Sau 1 hồi la mắng giải thích các kiểu con đà điểu, tôi chốt lại:
- Tao đâu cần bây giúp gì đâu? Chỉ cần đừng có phá quá. Phá vậy sao tao chịu được?
Hôm qua, tôi viết về gánh nợ di dân ở nước Mỹ, bây giờ tôi qua chút về chuyện kinh tế.
Có lẽ tin tưởng ông Trump sẽ thắng, các ông chủ Google, Amazon, Apple ... đang bí mật tiếp xúc ông. Nhất là ông chủ Apple, khi đơn kiện của liên minh Châu Âu với mức thuế 15 tỉ đang lơ lửng trên đầu. Khi họ ăn nên làm ra, tiền đầy túi thì chẳng thấy họ báo cáo hay đóng thuế thêm. Nhưng khi có những nguy cơ teo hụt đến cái tài khoản ngân hàng thì họ cầu cứu chính phủ.
Mà tụi Châu Âu cũng không tốt đẹp gì. Hàng Mỹ vào họ thì tiền thuế này thuế nọ, rào cản kia. Khi họ deal việc nhập hàng vào Mỹ thì chỉ muốn thuế biểu thật thấp, nhất là các mặt hàng xa xỉ phẩm. Chưa kể 1 số nước đang tìm cách luồn hàng hoá qua các nước có suất thuế thấp thuộc hiệp hội tự do mậu dịch Bắc Mỹ để đem vào Mỹ.
Tôi may nhờ sưu tầm gần 50 bộ sưu tầm các thể loại khác nhau, nên lịch sử tự nhiên thấy chúng gắn kết với nhau. Cái này dính cái kia đến kỳ lạ.
Tôi lấy ví dụ như cái trái châu trang trí cho cây thông Noel chẳng hạn. Khi Đức bắt đầu tấn công nước Pháp và buộc họ đầu hàng, thì sản lượng nhập khẩu trái châu từ Pháp bị đứt gẫy. Để bù hụt cho thị trường nội địa khoảng từ 800 ngàn đến 1,2 triệu trái, các công ty Mỹ bắt đầu nghĩ đến chuyện tự sản xuất. Ngoài trái Châu, kỹ nghệ thuộc da, sản xuất quần áo thời trang cao cấp, nước hoa, các đồ thủ công mỹ nghệ ở Mỹ cũng bắt đầu phát triển.
Đây là 1 phần nhỏ câu trả lời của 1 bạn là yêu cầu tôi viết bài tại sao phụ nữ Mỹ tham gia vào đời sống xã hội Mỹ khi thế chiến bùng phát. Nam ra chiến trường. Phụ nữ bươm mình ra kiếm sống: giáo viên, nông dân, công dân, sản xuất quân trang quân dụng, đồ chiến tranh.... Thậm chí họ tham gia vào quân đội. Thuỷ quân lục chiến cũng có 1 sư đoàn toàn nữ. Phát thanh truyền hình, đa phần là nữ.
Tôi sưu tầm búp bê Hummel và đồng hồ, tem, gậy, tượng nhỏ ... cứ thấy nhà nào có nhiều mà made in Taiwan, Japan, Hongkong, Korea ... là biết lính đóng quân mua về tặng gia đình. Nhưng tôi lầm. Tôi lấy ví dụ như búp bê Hummel của vùng Bavaria Đức sản xuất. Khi thế chiến nổ ra, họ ngừng sản xuất. Con búp bê đầu tiên ra đời năm 1936. Năm 1940 - 1945, không tìm thấy 1 con nào. Nên chúng trở nên hiếm. Vài ngàn đô 1 con cũng không tìm ra. Why? Tại Đức không cho sản xuất. Khi thế chiến chấm dứt, Nhật bí ngành nghề sản xuất nên họ làm giả búp bê Hummel. Dĩ nhiên chất lượng không bằng và trang trí thì tệ hại. Nhất là vẽ mặt và màu con búp bê. Nhìn vào là biết đồ giả ngay. Như lông mi búp bê Hummel có ...3 cái, Nhật vẽ 1 hàng 6 cái. Chân tay nhìn cũng không thật. Màu xanh trên đầu chú bé mục đồng, Nhật không làm được, nó thành màu tím. Lại nữa, búp bê Hummel phải theo đúng mẫu đã vẽ sẳn của bà sơ Hummel được dòng nữ Benedicto giữ bản quyền, không có vẽ lung tung hay ... chế thêm. Họ không có, nên copy. Vì copy, nên không trúng cái nào.
Nhật mới là ông tổ của hàng nhái, chứ không Trung Quốc. Rồi họ chuyển giao qua ... Thái. Thái làm búp bê Hummel nhìn chắc chắn hơn Đức, nhưng họ vẽ mắt không được, nhìn vào biết ngay búp bê Thái. Chất liệu không bằng gốm nung, mà bằng thạch cao pha cát. Nặng và sồ sề. Và như nói trên, thiết kế không theo bản quyền.
Tôi nói 2 trong các món đồ thôi, phân tích ra từ tem tiền mũ nón gậy, bưu hoa (postcard), bưu phẩm, bưu thiếp ... thì muôn trùng. Vậy ý tôi là gì vậy?
Khi chiến tranh xảy ra, Mỹ cung cấp cho Châu Âu tất cả các vật dụng và quân trang quân dụng. Đồng thời gánh lại việc sản xuất tất cả các mặt hàng cơ bản để cho gần như toàn bộ thế giới dù trong thời kỳ chiến tranh vẫn có hàng hoá, vật dụng, đồ trang trí, quần áo, thuốc men, đồ ăn đóng hộp.
RỒI ... sau khi chiến tranh chấm dứt, họ trao lại gần như toàn bộ công nghệ ấy cho các nước đồng minh lẫn các nước thua trận để phát triển nền sản xuất như trước khi chiến tranh xảy ra. Kỹ thuật đóng tàu, thuyền, ô tô, xây dựng ... các chuyên gia Mỹ đi khắp các nước chuyển giao kỹ thuật lại. Và hàng hoá nhập ngược vào Mỹ. Giúp các nước Châu Âu, các nước đồng minh lẫn thù, vừa có dollar do xuất khẩu để tái sản xuất và phần nào trả số nợ mượn Mỹ khi mua đồ trang bị cho quân đội chống phát xít (bài trước tôi nói rồi)
Cái nào made in America, họ giúp Châu Âu phát triển. Nếu muốn làm giả, họ cho luôn. Cái nào đặc trưng của 1 đất nước khác, Mỹ muốn mua thì họ mua lại, chứ HỌ KHÔNG HỀ COPY TỪ BẤT CỨ NƯỚC NÀO. Hàng triệu con búp bê Hummel cho các nhà sưu tầm được mua từ Đức. Trái Châu vẫn tiếp tục nhập lại từ Pháp. Quần áo, giày da... từ Ý xuất hiện trên thị trường Mỹ với số lượng lớn. Cung cấp đồ dùng cho gần 10 triệu người Ý. Đồng hồ Cukcoo clock của Đức tràn ngập Mỹ. Thậm chí, Pháp là nước sản xuất ... bao cao cao su từ thế kỷ 19, thì vẫn là bạn hàng xuất mặt hàng này qua bên kia bờ Đại Tây Dương.
Tôi nói 1 số thứ thôi nha. Để mà thống kê cho hết, số nhập xuất từng năm mà người Mỹ tiêu thụ hàng hoá và vực dậy nền sản xuất đồ tiêu dùng khắp nơi trên thế giới cho đến thời điểm năm 2020, tôi cần ít nhất vài cuốn sách mới hết.
Trung Quốc mới trở thành cơ xưởng của thế giới từ năm 1990s trở lại đây thôi. Trước đó, mọi sản phẩm là từ Châu Âu và các thuộc địa của họ. Tôi ví dụ như Formasa, Đài Loan, ngày xưa là của Nhật, chỉ sản xuất quân trang quân dụng và làm tiền đồn. Sau này trao về cho Anh, họ sản xuất các loại hoá chất. Còn ngày nay là hàng điện tử và các con chip. Số tiền kiếm được từ xuất khẩu với mức thuế thấp sang Mỹ ấy, cộng với số tiền di dân gởi về, và chi phí an ninh do Mỹ đóng góp, Châu Âu và Nhật, Đài Loan, Hồng Kông... xây dựng lại toàn bộ các công trình đã bị san phẳng gần như 60% trong chiến tranh.
Nhìn Berlin, nhìn London, nhìn Paris, nhìn Potsdam, nhìn Tokyo... thời điểm 1945 và hiện nay thì bạn sẽ hiểu điều tôi nói. Có những nơi mất 90% các công trình, vẫn được xây mới hoàn toàn.
Trong khi Mỹ, có những công trình từ trước 1945 đến nay vẫn tồn tại. Đừng trách ông Trump khi nói đi các nước thấy Mỹ giờ toàn các công trình ... đồ cổ, xập xệ và lạc hậu. Những năm 1930s, mỗi tháng NY có 10 toà nhà mới hiện đại. Giờ thì xem NY thế nào ai cũng hay, vừa cũ, vừa hôi, vừa xấu xí. Mấy năm nay, ngoài cái nhà hát hình cầu ở Las Vegas là còn hay hay được chút. Chứ về tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng, Mỹ sao bì lại kịp các nước đang phát triển?
Ông Trump bảo, đi sân bay các nước như Dubai, Thẩm Quyến, Heathrow, Charles De Gaule... Hay thậm chí Singapore, Taiwan... Chúng đẹp hơn sân bây Mỹ nhiều. Nếu năm xưa Nixon đi Bắc Kinh, đi Hàn châu chỉ để ngắm các cung lầu gác tía xa xưa. Giờ mà lãnh đạo Mỹ đi thăm, họ chỉ quan tâm những công trình đồ sộ hiện đại và gái xinh ở Thượng Hải, Nam Kinh.
Nước Mỹ đã hy sinh quá nhiều. Chúng ta đã cho bọn họ hưởng lợi từ những thành quả của chúng ta và tạo sự dễ dãi để chúng làm giàu. Nhưng khi hàng hoá Mỹ quay trở lại để nhập thì bọn chúng lại đánh thuế thật cao để cản trở. Tôi nói ví dụ như gạo. Không có gạo Mỹ thì Châu Âu, Nhật, và gần 10 .... triệu người Nga đã chết trong mùa đông từ những năm 1930 - 1945. Vậy mà khi xuất gạo sang Nhật, bọn họ ngăn trở. Điều đình suốt 20 năm không xong. Họ biểu tình rầm rộ như bị ức hiếp quá nên phải vậy. Họ nói gạo Mỹ không dẻo như gạo Nhật. Nhập vào sẽ phá huỷ đi nền nông nghiệp đất nước. Vậy khi 80% nền nông nghiệp bị tàn phá sau thế chiến 2, nếu không có gạo Mỹ thì người Nhật ăn cái gì?
Ông Trump tuyên bố sẽ đánh thuế vào các mặt hàng từ liên minh Châu Âu. Ông hứa sẽ xây dựng lại NY là nơi mà mọi người mơ ước được đặt chân đến 1 lần trong đời. Nước Mỹ đã làm đầy đủ bổn phận của mình cho thế giới. Đã đến lúc nó phải lo cho chính dân tộc mình.
Tình thương là tốt, nhưng nếu nó không đặt đúng chỗ, thì chỉ như nhà tôi lúc này: ăn tàn phá hoại và ... dựa dẫm.