Là lá mơ, lá chanh, củ sả, thậm chí là nước lă pha với tàn nhang, bột ớt... nhưng nhiều người vẫn mê muội tin đó là “thuốc thánh” có thể chữa bách bệnh.
TRĂM BỆNH MỘT THỨ THUỐC
Họ kéo đến các “thầy”, “bà” “thánh sống” cun cút nghe phán và làm theo với niềm tin bệnh t́nh sẽ khỏi. Sự thực của cái gọi là thuốc thánh ra sao? Hăy cùng chúng tôi t́m hiểu.
Tôi nói bị đau bụng, đau đầu và cả đau răng, “thầy” bảo cứ cầm 5 gói thuốc này về uống là khỏi liền. Cầm thuốc, tôi thảng thốt nhớ ra: “Ấy quên, con bị đau chân nữa, thầy cho thêm thuốc”. “Thầy” càu nhàu: “Lắm chuyện. Bằng ấy thuốc đủ chữa cả trăm bệnh rồi. Người khác!”.
Phải thừa nhận “điện” của “thầy” nổi như cồn. Ở Đà Nẵng người ta đă đồn ầm lên, “thầy” có thứ thánh dược, chữa được trăm bệnh. Tới Hà Lam - Thăng B́nh (Quảng Nam) hỏi nhà “thầy” Hiến ở đâu, lập tức người dân chỉ tới tận cửa không chút do dự. Sáng 10-11, trước mặt tôi là người đàn ông khoảng 60 tuổi, mặc bộ đồ ngủ, đi dép lê, tóc bạc, đeo gương, miệng ph́ phèo điếu thuốc. Mặc dù “thầy” khám và cho thuốc vẻn vẹn chưa đầy 5 phút nhưng tôi phải sắp hàng giờ mới đến lượt. Khi đứng dậy, tôi ngó đồng hồ đă gần 12 giờ, nhưng ngoài cổng vẫn có người t́m tới. Sau đây là một số “ca bệnh” ghi được ở nhà thầy:
Một bà già khoảng 65 tuổi, khai rằng đầu bị đau như búa bổ. Thầy bắt mạch nhanh như chớp, rồi phán: “Máu không lên được năo do bị tắc. Về phần âm, bên nội có cái mộ để sai hướng, người ta đi dẫm lên đầu, đau là đúng rồi”. Phán xong, một mặt “thầy” bảo về mua thuốc bổ huyết năo uống, mặt khác đưa cho vài gói lá khô dặn về sắc lên uống, bệnh sẽ khỏi.
Một phụ nữ tên Thủy, khoảng 38 tuổi, làm nghề bán hàng ăn ở TP Tam Kỳ bị bệnh mất ăn mất ngủ, lư do v́ chơi hụi mấy chục triệu đồng bị “xù”. Chồng chị làm thanh tra hay ṭa án ǵ đó, dặn không được chơi hụi, nhưng chị hám lời cứ cố t́nh chơi nên giờ mới khổ cái thân đến thế. Tranh thủ lúc đưa con đi học, chị trốn chồng t́m tới “thầy”, xin “thầy” cho thuốc “ăn được, ngủ được”, đồng thời cho cái bùa mang về để... đ̣i được nợ. “Thầy” viết vài chữ, Hán chẳng ra Hán, Nôm chẳng ra Nôm rồi gấp lại bảo mang về để chỗ cao ráo. Sau đó, “thầy” tiếp tục đưa vài gói lá khô dặn về sắc uống sẽ hết âu lo. Đang “khám” cho chị Thủy, chợt điện thoại reo, “thầy” mở loa ngoài cho mọi người nghe. Th́ ra đó là con gái, đang học ngoài Đà Nẵng điện về hỏi thăm ba. Cúp máy, “thầy” bảo chị, con bé học kế toán, “thầy” tính lúc nào rảnh vào Tam Kỳ gặp chồng chị, nhờ xin việc cho cháu. “Thầy” hỏi: Chắc được nhỉ! Chị gật đầu.
|
12 giờ, khách vẫn c̣n tới nhà “thầy” Hiến. |
|
“Thầy” Hiến đang hành nghề tại nhà. |
Một người phụ nữ khác xấp xỉ tuổi 40, ở Duy Trinh, Duy Xuyên tới nhờ “thầy” chữa cho cái “bệnh” làm ăn thất bát. Mấy năm nay, chồng chị dẫn quân lên đào vàng nhưng thất bại quá. Đợt này, anh ấy lại dẫn 5 - 6 người lên, không biết làm ăn thế nào. “Thầy” bảo: “Có vàng đấy chứ”. Mắt chị sáng lên rồi lại cụp xuống. Chị thưa, chồng mới lên, c̣n đang làm lán, chưa đào. Biết nói hớ, “thầy” chữa cháy: “Nhưng mà năm nay làm được đấy!”. Xem kỹ tay, “thầy” lại lắc đầu phán: “Cũng được vừa vừa thôi. Phải 3 năm nữa, qua cái tuổi 49 mới trúng vàng cây”. Nói về phần nguyên nhân mấy năm qua làm ăn thất bát, “thầy” bảo do nhà có 2 cái bếp, phải dẹp một cái. Chị ngớ người nghĩ măi vẫn không hiểu, lấy đâu thêm một cái bếp. Chị đáp: “Dạ, nhà con chỉ có một bếp”. “Có một cái ở chuồng heo nữa, tôi nh́n thấy mà”. “Dạ, nhà con không nuôi heo”. “Chị căi chày căi cối với tôi đó à?”. Đối thoại đến đây chợt có chuông điện thoại reo, “thầy” bực bội: Mỗi lần nó reo là nhiễu sóng, nh́n lộn xộn hết. Tuy vậy, “thầy” kết luận: Bệnh của chị không nghiêm trọng, cứ mang thuốc về uống sẽ khỏi”. Thấy thế, tôi... láu cá chen vào: “Thầy ơi, chị ấy đâu có bệnh ǵ mà phải uống thuốc?”. “Bệnh căn, nặng vía, làm ăn thất bát, phải uống thuốc để giải vía” - “thầy” giải thích.
Trên bàn của “thầy” có vài tờ giấy báo vừa để ghi bệnh vừa để gói thuốc. Ngoài ra, khi dặn ḍ người bệnh điều ǵ, viết ra giấy báo không rơ, “thầy” liền xé miếng giấy méo mó từ một tấm giấy to vốn là bản đồ quy hoạch khu đất đai nào đó. Và quan trọng nhất, trên bàn của “thầy” là cái hộp nhỏ, h́nh chữ nhật để người ta bỏ tiền vào. Mặc dù rất chăm chú “khám” nhưng mỗi lần có người bỏ tiền vào, “thầy” không quên liếc mắt nh́n thử. Ánh mắt linh hoạt lắm, cứ như của một thanh niên tuổi đôi mươi.
|
Lương y Trần Hữu Nam bảo đây chỉ là một mớ lá lộn xộn. |
Thuốc “thánh” là cái ǵ?
Bất cứ ai bệnh ǵ, thậm chí không bệnh ǵ, đă đến đây “thầy” đều bán thuốc cho. Và tôi, sau khi bị “thầy” vẽ cho hàng loạt bệnh cũng được bốc cho 5 gói lá khô, dặn về sắc lên uống. Mang 5 gói lá khô thầy cho tới gặp lương y Trần Hữu Nam - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Đông y TP Đà Nẵng, nhờ ông phân tích xem “thánh dược” này là ǵ mà có thể chữa bách bệnh. Ông Nam nói, cái này chỉ là một mớ gồm lá chanh, củ sả, lá mơ, rễ bồ ngọt… Mớ lá này sắc lên uống không có tác dụng ǵ, hoặc lỡ có đau, đi bác sĩ cũng khỏi, không nguy hiểm. Trước đây khổ, người ta thường hái lá đem về phơi rồi nấu uống thay nước chè, gọi là “lá mùng năm”. Tuy vậy, vẫn phải cảnh giác, chẳng may hái nhầm phải lá... ngón th́ rất dễ tử vong. Đúng ra, nếu đă gọi là thuốc Nam th́ phải có lư - pháp - phương - dược. Lư là lư luận, v́ sao phát bệnh, phải vọng – vong - vấn - thiết (nh́n – nghe - hỏi - bắt mạch). Pháp là dùng ǵ (ôn - ấm lại, thổ - mửa, thanh - mát, bổ - thêm…). Phương là dùng thang ǵ. Dược là dược tính nào? Dùng thuốc phải đủ như thế mới có cơ sở, mới khỏi bệnh. Đằng này “thuốc thánh” (thực tế là mớ lá lộn xộn) này chẳng giống ǵ, nhảm nhí.
Như vậy có thể hiểu, “thuốc thánh” của “thầy” chỉ là mớ lá lộn xộn, nhảm nhí dùng để phỉnh người khác lấy tiền mà thôi.
Theo Công an Đà Nẵng