Giữa những ngày này, người hâm mộ nhạc Phạm Duy c̣n đang đắm ḿnh vào những ca khúc nổi tiếng, tài hoa của ông, th́ có một "điệp khúc" khác, cứ lặp đi lặp lại, thật đáng hổ thẹn.
Ngày 27/1 mới đây, một thông tin khiến xă hội, những người vốn ái mộ âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy chấn động: Ông đă trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 93, để trở về miền xa vắng...
Khóc cười theo vận nước nổi trôi...
Hàng trăm bài báo, bài viết trên trang mạng xă hội thương tiếc ông, người nhạc sĩ tài danh, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc VN, cùng với Văn Cao, Trịnh Công Sơn, những tài năng đỉnh cao, đặc sắc và... quyến rũ đặc biệt người hâm mộ.
Một người nghệ sĩ tràn đầy năng lượng sống và sáng tạo. Một đời sống có đủ
hỉ, nộ, ái, ố, có đủ
tham, sân, si. Nó đem đến cho ông cả sự thi vị, sự phiêu lưu, đem đến cho ông, người nghệ sĩ quá đa t́nh, phóng túng, cả thú vị lẫn phiền toái, cả sự nổi tiếng và không ít...tai tiếng.
Vậy nhưng có lẽ, ông đă không chịu đựng nổi cái chết của người con trai cả, ca sĩ Duy Quang, vừa mất chưa trọn 49 ngày. Nỗi đau trong con tim người cha- người nhạc sĩ già, đă vỡ... Dù đời ông từng trải qua biết bao kiếp nổi trôi, hạnh ngộ cùng ly biệt.
Sinh ra trong một gia đ́nh con nhà "ṇi", cụ thân sinh ông là Phạm Duy Tốn, nhà văn xă hội tiên phong của nền văn học mới đầu thế kỷ XX, tác giả truyện ngắn khá nổi tiếng
Sống chết mặc bay. Anh trai ông là Phạm Duy Khiêm, cựu Đại sứ VNCH tại Pháp, cũng là nhà văn, tác giả những cuốn
Légendes des terres sereines,
Nam et Sylvie,
De Hanoi à Lacourtine...(*)
Nhưng cái chất con nhà "ṇi" đó, phải đến Phạm Duy, mới đạt tới độ tích tụ và thăng hoa tột đỉnh.
Số phận con người, dù bé nhỏ đến đâu, cũng mang một phần lịch sử (**) Nhạc sĩ Phạm Duy cũng vậy, dù khởi đầu, có lẽ ông chưa ư thức được hết. Khi dấn thân vào con đường ca nhạc, sáng tác bản nhạc đầu tay (phổ nhạc bài thơ
Cô hái mơ của Nguyễn Bính), như một hứng khởi bản năng của một người tài trẻ tuổi.
Kiếp cầm ca rong ruổi nay đây mai đó ở một gánh hát, như một thứ định mệnh, cho ông mở tầm mắt về đất nước, nạp cho ông năng lượng sống, cảm thụ tràn đầy, mở mang hiểu biết. Cho ông gặp gỡ những tên tuổi nghệ sĩ lớn, đương thời. Đặc biệt là cho ông gặp gỡ Văn Cao, người bạn thân suốt cả một đời, dù lúc gần gũi, lúc cách xa bởi thời thế và sự chọn lựa, dẫn đến số phận trôi nổi rất khác nhau. Tri kỷ gặp tri kỷ, tri âm gặp tri âm.
Trong cả một cuộc đời gần trọn thế kỷ, có một "quăng tối"-một "quăng lặng" buồn nhất, kéo theo rất nhiều hệ lụy, hẳn khiến ông thao thức những đêm dài. Đó là những tháng năm theo kháng chiến, bồng bột, sôi nổi, đầy chất thị dân và nghệ sĩ, để rồi cuối cùng ông...lạc bước. Hay đó là sự chủ ư chọn lựa? Chỉ ông thấu hiểu ḿnh nhất!
Ông đă phải "trả giá đắt" cho bước chân lạc nhịp, lạc điệu của ḿnh. Dù âm nhạc của ông, là sự tinh tế, điệu nghệ của tâm thức dân ca, kết hợp tài t́nh, tài hoa với tân nhạc. Là tâm hồn thuần Việt ḥa quyện với phong cách hiện đại, tây phương.
|
Nhạc sĩ Phạm Duy tài danh đă về miền xa vắng. Ảnh: Minh Thăng |
Thế nhưng, ngay cả khi
lạc bước, để rồi cuộc đời ông, lúc thăng, lúc giáng, lúc trong, lúc trầm, như những
thang âm ngũ cung của xứ sở, ai bảo tâm hồn ông, không luôn hướng về quê hương, không day dứt và thiết tha với nước Việt khổ đau và can trường? Dù xa quê, xa xứ, lúc sang Pháp học âm nhạc, lúc đưa cả gia đ́nh sang Mỹ định cư- hành tŕnh cuộc đời ông luôn chênh vênh, như giữa hai bờ xa cách. Hay đó cũng là sự cô đơn sâu thẳm trong thân phận...
Có lẽ vậy, mà vào chính những năm tháng bị coi là
lạc bước, hai tác phẩm đỉnh cao
T́nh hoài hương, T́nh ca ra đời. Hai tác phẩm nhưng đều chỉ nặng một chữ
t́nh, đă làm khắc khoải biết bao con tim người Việt. Trong niềm nhớ, có niềm đau, trong xa cách, lại đầy gần gũi.
Quê hương tôi có con đê dài ngây ngất, lúc tan chợ chiều xa tắp, bóng nâu trên đường bước dồn, lửa bếp nồng, ṿm tre non làn khói ấm hương thôn (
T́nh hoài hương).
Nhưng nhất là
Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi, mẹ hiền ru những câu xa vời, à à ơi! tiếng ru muôn đời" (T́nh ca).
Trước đó, là nhạc phẩm
Gươm tráng sĩ, Chinh phụ ca, Thu chiến trường, Nhớ người ra đi, Tiếng hát sông Lô, Nương chiều...
Và sau này, là
Ngày trở về, Người về, T́nh nghèo, Thuyền viễn xứ, Viễn du..., nhất là hai trường ca gây tiếng vang:
Con đường cái quan và
Mẹ Việt Nam. Đặc biệt, là
Minh họa Kiều, tác phẩm ông hoài thai nhiều nhất, sáng tác những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, như một cái kết có hậu cho hành tŕnh sáng tạo không mệt mỏi của ông.
Minh họa Kiều đă được biểu diễn tại Hà Nội, năm 2009. Và người viết bài cũng có cơ hội được thưởng thức, giữa khán pḥng đông nghịt người hâm mộ, im phăng phắc.
Ông quả thực, đă
khóc cười theo vận nước nổi trôi - bằng âm nhạc, bằng tài năng lớn của ḿnh.
Hiếm có một nhạc sĩ Việt Nam nào, sở hữu cả một gia tài âm nhạc đồ sộ về số lượng- 1000 ca khúc, lại đa dạng về thể loại như ông: Từ
Nhạc kháng chiến, đến
Nhạc quê hương, Nhạc t́nh đôi lứa, Nhạc tâm tư. Từ
Trường ca, đến
Rong ca, Đạo ca, Thiền ca, Tâm ca, Tâm phẫn ca. Thậm chí cả...
Tục ca, Vỉa hè ca, Tị nạn ca...
Một người hâm mộ, am hiểu và mê đắm nhạc ông đă phải viết, cần có cả một khoa nghiên cứu-
Phạm Duy học. Điều đó quá đúng. Ông viết nhạc, nhưng lịch sử âm nhạc VN rồi đây sẽ phải viết kỹ lưỡng, đầy đủ về ông. Một tài danh âm nhạc hiếm có, với tất cả cái hay cái dở, cái trong cái đục, của một đời nghệ sĩ lớn, trong một thời đại nhiều giông băo, và cả lắm... nhiễu nhương, rất cần cái nh́n khách quan, khoa học và không định kiến.
Văn hóa, trong đó có âm nhạc không làm ra trực tiếp của cải vật chất cho xă hội, nhưng làm nên hồn cốt một dân tộc. Và nếu nh́n ở góc độ đó, ông- người nhạc sĩ tài danh và đặc sắc của nước Việt, thường chỉ tự nhận là
kẻ hát rong của thế kỷ, đă góp phần không nhỏ, làm nên hồn cốt, tâm thức người Việt.
Và cho dù, có ấm nồng miền viễn xứ, th́ nước Việt, cuối cùng vẫn là sự chọn lựa của người nhạc sĩ đa tài và đa t́nh. Những bản nhạc bất hủ của ông, từ lâu đă là
sợi nhau nối ông với xứ sở ruột rà, nơi ông có bao yêu thương, cay đắng, có vinh quanh và cả bẽ bàng. Nhưng ông vẫn yêu và xin tạ lỗi. Tạ lỗi với xứ sở, và với những người đàn bà ông gặp trên đường đời...
C̣n nhân dân, bao giờ cũng là vị giám khảo công bằng, công tâm với âm nhạc của ông.
Những ngày này, gia đ́nh nghệ sĩ của ông, những người ái mộ ông, ái mộ âm nhạc Phạm Duy đau đớn, thương tiếc tiễn đưa ông. Nhưng biết đâu, ông lại mỉm cười. V́ như ông từng nói:
Ca sĩ c̣n hát nhạc của tôi nghĩa là tôi c̣n sống. Và cũng v́ nơi chín suối, ông được gặp người con trai cả Duy Quang, được gặp người vợ tào khang, yêu dấu và cũng từng bao đau khổ, v́ ông?
Đó mới là sự hạnh ngộ vĩnh viễn của kiếp người?
"Điệp khúc" hổ thẹn
Cũng giữa những ngày này, người hâm mộ nhạc Phạm Duy c̣n đang đắm ḿnh vào những ca khúc nổi tiếng, tài hoa của ông, th́ có một "điệp khúc" khác, cứ lặp đi lặp lại, thật đáng hổ thẹn. Đó là "điệp khúc công chức 100 triệu".
Sau gần hai tháng quyết tâm truy t́m, lập đoàn kiểm tra xác minh vụ việc, Hà Nội vẫn không thể t́m ra kẻ...hưởng cái "lộc" này!
Nếu cứ theo lôgic thuần túy, người phát biểu gây sốc cho cả xă hội, là ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm UB Kiểm tra của Thành ủy phải chịu trách nhiệm về "phát ngôn ấn tượng" của ḿnh, có vẻ như không có căn cứ. Thế nhưng lạ thay, xă hội không tin vào kết luận của Sở Nội vụ HN, mà lại tin vào phát biểu của ông Trần Trọng Dực.
Chả lẽ, xă hội chúng ta đang sống ở thời thích nghe "tin đồn" hơn "tin tức"?
Có một phần như vậy, v́ tâm lư con người vốn thích những chuyện hiếu kỳ, đồn thổi.
Tuy nhiên, nếu coi tham nhũng thực sự đang là vấn nạn, là quốc nạn, đến mức, vị quan chức đứng đầu Nhà nước phải chua xót thốt lên rằng,
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đang viên suy thoái về đạo đức. Rằng, tham nhũng có thể
ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ. Th́ câu chuyện "chạy công chức 100 triệu" chắc chắn có cơ sở của nó. Bởi người nói, cũng là một quan chức có trách nhiệm, và ông dám chính danh với phát ngôn của ḿnh, trước màn h́nh, trước hàng triệu khán, thính giả.
Và lật lại nhiều vụ tham nhũng, thất thoát, như
Vinakhủng chẳng hạn, người ta thấy có tới 11 lần thanh tra, kiểm tra các loại, mà có phát hiện được
Vinakhủng sai phạm ǵ đâu?
Con voi c̣n chui qua được lỗ kim nữa là...
Có điều vụ việc chạy công chức 100 triệu này chua xót và đáng hổ thẹn ở chỗ, nó cho thấy "một đời sống không b́nh thường", một đời sống "đi đêm" tràn lan trong hệ thống guồng máy cán bộ, từ vị trí nhỏ nhất. Nó khiến cho người dân mất ḷng tin. Đến mức, trước hiện tượng ai đó thăng quan tiến chức, người ta không chú ư đến năng lực, thực tài của họ, mà chỉ xầm x́, rằng cái ghế này mua hết bao nhiêu...bao nhiêu...
Cả xă hội bỗng dưng thành những nhà tài chính- kế toán bất đắc dĩ.
Nó chua xót và hổ thẹn đến mức, trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, ông Dương Trung Quốc, Đại biểu QH cho rằng:
Trong sâu xa, nhiều người đă đánh mất một phẩm chất rất lớn của con người nói chung và đặc biệt của những người gánh vác việc công là liêm sỉ. Với họ, nói dối, chối tội là việc rất đơn giản và có cảm giác như... cơm bữa.
|
Tham nhũng thực sự đang là vấn nạn. Ảnh minh họa |
C̣n ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó CN Văn pḥng QH có nói rất trúng cái "bệnh thành tích" cố hữu của người quản lư:
Sở dĩ có kết luận rất "hậu" kia là do cơ chế người đứng đầu chịu trách nhiệm. Nếu người đứng đầu mà càng khui ra nhiều tiêu cực th́ càng phải chịu trách nhiệm, nên việc thanh tra, kiểm tra để phát hiện tiêu cực chẳng thể đạt hiệu quả cao.
Trả lời phỏng vẫn báo chí, bà Nguyễn Thị Khá, ĐBQH khóa 13 cho rằng, kết quả kiểm tra của Sở Nội vụ HN, đang thử thách ḷng tin của nhân dân.
Không chỉ thế đâu, v́ ḷng tin của dân đă bị thử thách nhiều lần rồi. Mà nói cho cùng, vụ "chạy công chức 100 triệu" đang thách thức chính... cơ chế quản lư xă hội hiện nay!
Thế nên, ĐBQH Dương Trung Quốc có lư khi ông so sánh, đặt hệ thống công chức bên cạnh hệ thống quản lư của những tổ chức tư nhân
:
Nếu có cạnh tranh hợp pháp, lành mạnh, các nhóm cạnh tranh sẽ giám sát chặt những người đương quyền, thậm chí tổ chức điều tra một cách hữu hiệu. Các vụ tham nhũng, lộng quyền bị phanh phui và đưa ra trước công luận, thậm chí trước ṭa án.
...Đấy là cách giám sát, chống tham nhũng hữu hiệu nhất. Những cách khác cũng có thể có tác dụng, nhưng không có cạnh tranh hợp pháp và lành mạnh, báo giới không được thật sự tự do, th́ việc hô hào chống tham nhũng, lạm quyền khó có kết quả thật sự.
Chợt nhớ tới nhà văn Phạm Duy Tốn, thân phụ nhạc sĩ Phạm Duy, tác giả cuốn truyện nổi tiếng
Sống chết mặc bay. Từ cuốn truyện này, cụm từ
Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi đă trở thành một...thành ngữ, đi vào đời sống dân gian.
Gần một thế kỷ đă qua, nhưng câu chuyện quá khứ thời phong kiến, lại đang là câu chuyện nóng hổi của thời hiện đại.
Khiến cho người Việt lại tiếp tục
khóc cười theo vận nước nổi trôi...
Kỳ Duyên
VietNamNet