Người dân ồ ạt ra nước ngoài mua USD và sau đó bán lại trên thị trường chợ đen mới chỉ là một trong những hệ lụy mà chính sách kiểm soát tiền tệ chặt chẽ của Venezuela mang lại.
Helena sẽ "vớ bẫm" sau chuyến đi kéo dài 1 tuần tới Peru. Bằng cách quẹt thẻ tín dụng tại cửa hàng của một người bạn ở thủ đô, cô có thể rút 2.500 USD tiền mặt và đổi chúng ra đồng Bolivar theo tỷ giá chính thức ở mức 6,3 Bolivar/USD. Tuy nhiên, nếu bán lại số USD này trên thị trường chợ đen với tỷ giá lên tới 48 Bolivar/USD, Helena sẽ có 120.000 Bolivar - gần bằng số lương của cả 1 năm làm công việc giữ trẻ ở Caracas.
Tuy nhiên, Helena đă phải chờ đợi quá lâu và không thể mua được vé máy bay sang Peru. Chuyến bay sớm nhất c̣n vé là chuyến bay vào tháng 1 năm sau. "Tất cả mọi người đều đang đổ xô ra nước ngoài và do đó các hăng bay đều cháy vé", cô nói.
Người dân ồ ạt ra nước ngoài mua USD và sau đó bán lại trên thị trường chợ đen mới chỉ là một trong những hệ lụy mà chính sách kiểm soát tiền tệ chặt chẽ của Venezuela mang lại. Cách đây 10 năm, chính sách này được cố Tổng thống Hugo Chavez triển khai nhằm ngăn chặn ḍng vốn tháo chạy.
Theo các quy định ngặt nghèo, Ủy ban Ngoại hối trực thuộc Nhà nước Venezuela (CADIVI) chỉ cho phép nắm giữ đồng USD trong một số trường hợp như hoạt động kinh tế đặc biệt, trường hợp khẩn cấp về sức khỏe, du học hoặc đi du lịch ở nước ngoài.
Một thập kỷ kiểm soát chặt chẽ đă dẫn đến t́nh trạng phân cực trong nền kinh tế Venezuela. Hạn chế trong tiếp cận với đồng bạc xanh cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất. Dân Venezuela phải chịu đựng tỷ lệ lạm phát lên tới 45% và t́nh cảnh thiếu thốn mọi thứ, từ thực phẩm cho tới cả giấy vệ sinh. Bộ phận không thể đi du lịch nước ngoài buộc phải phụ thuộc vào thị trường chợ đen.
Chính sách kiểm soát vốn cũng khiến thị trường chợ đen bùng nổ mạnh mẽ với giá trị lên tới hàng triệu USD với đông đảo thành phần, từ các quan chức nhà nước tham nhũng có thể tiếp cận nhiều hơn với đồng đôla cho tới những người dân thường mua xăng được trợ giá và sau đó bán lại ở mức giá thế giới tại nước láng giềng Colombia.
So với những thương vụ này, lời lăi kiếm được từ việc ăn chênh lệch tỷ giá là không lớn. Tuy nhiên, có thể nói đây là lư do chính thôi thúc không ít người dân Venezuela đi du lịch. Thống kê cho thấy các chuyến bay tới những nước lân cận như Ecuador, Peru, Bolivia, Cuba và thậm chí là Trinidad &Tobago đă kín chỗ tới cuối năm.
Hăng du lịch ADDVanessa cho biết một số du khách khá may mắn và có được vé. Tuy nhiên, họ cũng phải bỏ ra khá nhiều tiền v́ phải mua vé hạng doanh nhân. Vé từ Caracas tới Lima hiện có giá hơn 4.000 USD (tính theo tỷ giá chính thức).
Để được cấp giấy phép mang số USD theo hạn ngạch về nước, người dân Venezuela cũng phải tŕnh ra một danh sách dài các giấy tờ, trong đó có vé máy bay làm bằng chứng đi du lịch. Tuy nhiên, một số người thậm chí c̣n không cần bước lên máy bay. Một nhóm gồm 10 người có thể nộp hồ sơ xin hạn ngạch lên CADIVI nhưng chỉ có 1 người mang theo thẻ tín dụng của tất cả những người c̣n lại và đi du lịch. Sau đó, họ có thể yêu cầu hăng bay hoàn tiền cho số vé không sử dụng đến.
Hiện tượng này trở nên phổ biến đến nỗi Hiệp hội hàng không Venezuela cho biết có nhiều chuyến bay cất cánh với 30% số ghế c̣n trống trong khi số vé được bán hết.
Tuy nhiên, cũng có một số người sử dụng cách đi du lịch để mang về những hàng hóa nhập khẩu mà họ có thể bán lại ở quê nhà, hoặc mua các sản phẩm xa xỉ không có ở Venezuela. "Tôi chỉ mất 200 USD để có một chiếc túi xách đáng giá 1.500 USD", Marina - nhà thiết kế thời trang 37 tuổi - chia sẻ.
Thu Hương
Theo Trí Thức Trẻ/The Guardian